Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Hồi giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hội đồng Cách mạng: replaced: tháng 8, 19 → tháng 8 năm 19, tháng 11, 19 → tháng 11 năm 19 using AWB
Dòng 3:
'''Cách mạng Hồi giáo''' (hay còn được biết với tên '''Cách mạng Iran''' hoặc '''Cách mạng trắng''', '''Cách mạng Hồi giáo Iran'''<ref name = "Chamber">[http://www.iranchamber.com/history/islamic_revolution/islamic_revolution.php Islamicaaaa Revolution], Iran Chamber.</ref><ref name = "Encarta">[http://encarta.msn.com/encyclopedia_761588431/Islamic_Revolution_of_Iran.html Islamic Revolution of Iran], MS Encarta.</ref><ref>[http://www.internews.org/visavis/BTVPagesTXT/Theislamicrevolution.html The Islamic Revolution], Internews.</ref><ref>[http://www.iranian.com/revolution.html Iranian Revolution].</ref><ref name = "Jubilee">[http://www.jubileecampaign.org/home/jubilee/iran_profile.pdf Iran Profile], [[PDF]].</ref><ref>''The Shah and the Ayatollah: Iranian Mythology and Islamic Revolution'' (Hardcover), ISBN 0-275-97858-3, by Fereydoun Hoveyda, brother of [[Amir Abbas Hoveyda]].</ref>, [[Tiếng Ba Tư]]: انقلاب اسلامی, Enghelābe Eslāmi) là một cuộc [[cách mạng]] đưa [[Iran]] từ [[Chế độ quân chủ Iran|chế độ quân chủ]] do [[Shah]] [[Mohammad Reza Pahlavi]] đứng đầu thành quốc gia [[Cộng hòa Hồi giáo]] dưới sự lãnh đạo của [[Ayatollah]] [[Ruhollah Khomeini]], người lãnh đạo cuộc cách mạng và là người khai sinh ra nước Cộng hòa Hồi giáo<ref name = "Britannica">[http://www.britannica.com/eb/article-32981 Encyclopædia Britannica].</ref>. Một số báo chí gọi đây là "cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử", sau [[Cách mạng Pháp]] và [[Cách mạng Tháng Mười|Cách mạng Tháng Mười Nga]]<ref>Marvin Zonis quoted in Wright, ''Sacred Rage'' 1996, p.61</ref>, và là một sự kiện "biến [[chủ nghĩa phong kiến Hồi giáo]] thành một lực lượng chính trị... từ [[Maroc]] đến [[Malaysia]]"<ref>Nasr, Vali, ''The Shia Revival'', Norton, (2006), p.121</ref>.
 
Mặc dù có một số người cho rằng cuộc cách mạng vẫn còn tiếp diễn, khoảng thời gian của nó có thể được tính từ khi bắt đầu tháng 1 năm 1978 với cuộc tuần hành lớn đầu tiên nhằm lật độ Shah<ref>[http://www.fsmitha.com/h2/ch29ir.html The Iranian Revolution].</ref>, và kết thúc với sự phê chuẩn một Hiến pháp [[chính trị thần quyền]] mới - trong đó Khomeini trở thành [[Lãnh đạo Tối cao]] của quốc gia - vào tháng 12 năm 1979. Trong khoảng thời gian đó, [[Mohammad Reza Pahlavi]] đã rời khỏi Iran vào tháng 1 năm 1979 sau khi những cuộc đình công và tuần hành làm tê liệt đất nước, và vào ngày [[1 tháng 2]], năm [[1979]] Ayatollah Khomeini quay lại Tehran trong sự chào đón của hàng triệu người Iran<ref name = "Britannica Khomeini">[http://www.britanniaca.com/eb/article-9045329 Ruhollah Khomeini], Encyclopedia Britannica.</ref>. Sự sụp đổ cuối cùng của [[triều đại Pahlavi]] diễn ra thời gian ngắn sau đó vào ngày [[11 tháng 2]] khi giới quân sự Iran tuyên bố rằng mình "trung lập" sau khi lực lượng du kích và phiến quân áp đảo lực lượng trung thành với Shah trong trận đánh có vũ trang ngay trên đường phố. Iran chính thức trở thành một nước Cộng hòa Hồi giáo vào ngày [[1 tháng 4]], năm [[1979]] khi người dân Iran phê chuẩn quyết định này trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc với số ủng hộ áp đảo<ref>[http://www.britannica.com/ebi/article-202892 Iran Islamic Republic], Encyclopedia Britannica.</ref>.
 
Cuộc cách mạng độc đáo ở sự ngạc nhiên mà nó tạo ra trên toàn thế giới<ref>Amuzegar, ''The Dynamics of the Iranian Revolution,'' (1991), p.4, 9-12</ref>: nó thiếu rất nhiều động cơ thông thường của một cuộc cách mạng - thất bại trong một cuộc chiến tranh, một cuộc khủng hoảng kinh tế, cuộc nổi dậy của nông dân, hoặc sự bất mãn của giới quân sự<ref>Arjomand, ''Turban'' (1988), p. 191.</ref>; lại tạo ra một sự thay đổi sâu sắc với tốc độ thần kỳ<ref>Amuzegar, Jahangir, ''The Dynamics of the Iranian Revolution,'' SUNY Press, p.10</ref>; lật độ một đế chế được cho là có sự bảo hộ mạnh mẽ của lực lượng vũ trang và các dịch vụ bảo an được đầu tư dồi dào<ref>Harney, ''Priest'' (1998), p. 2.</ref><ref>Abrahamian ''Iran'' (1982), p. 496.</ref>; và đã thay thế một vương triều cổ đại bằng một chế độ chính trị thần quyền dựa trên [[Hộ pháp vụ của Luật gia Hồi giáo]]<ref>Đây là cách dịch của ''Nguyễn Trần Ai'' trong [http://nguoidan.com/nd168/dausoi.htm Vùng dầu sôi lửa bỏng, Kỳ XIII- NgD168].</ref> (hay ''velayat-e faqih''). Kết quả của nó - một nước Cộng hòa Hồi giáo "dưới sự lãnh đạo của một học giả tôn giáo lưu vong 80 tuổi quê ở [[Qom]]" — là, như một học giả đã nói, "rõ ràng là một sự cố cần được giải thích..."<ref name = "Benard 1984 18">Nguyên văn ''clearly an occurrence that had to be explained'', Benard, ''"The Government of God"'' (1984), p. 18.</ref>
Dòng 33:
Khomeini, người lãnh đạo tương lai của cuộc cách mạng Hồi giáo, đã được [[Hội Giáo viên trường đạo của Qom]] tôn lên làm [[marja]] vào năm 1953, sau cái chết của Đại Giáo chủ (Ayatollah) [[Seyyed Husayn Borujerdi]]. Ông cũng trở nên nổi tiếng về mặt chính trị vào năm đó khi đứng đầu những người chống lại Shah và chương trình cải cách của ông được biết đến với tên [[Cách mạng trắng]]. Khomeini đã tấn công vào chương trình của Shah — tước đi các tài sản do một số giáo sĩ Shi'a sở hữu, [[bỏ phiếu phổ thông]] (quyền bỏ phiếu cho phụ nữ), các thay đổi trong luật bầu cử cho phép bầu các [[tôn giáo thiểu số]] vào chính quyền, và các thay đổi trong [[luật dân sự]] cho phụ nữ quyền bình đẳng trong vấn đề hôn nhân — tuyên bố rằng Shah đã "bắt đầu phá hoại Đạo hồi tại Iran"<ref>''Nehzat'' by Ruhani vol. 1 p. 195, quoted in Moin, ''Khomeini'' (2000), p. 75.</ref>.
 
Sau khi Komeini lăng mạ công khai Shah là "người đáng thương thảm hại" và bị bắt giữ vào ngày [[5 tháng 6]], năm [[1963]], đã có những vụ bạo loạn xảy ra liên tiếp trong ba ngày ở khắp Iran và cảnh sát đã mạnh tay đàn áp chúng. Chính quyền Pahlavi nói rằng có 86 người bị giết trong các cuộc bạo loạn; còn những người ủng hộ Khomeini cho rằng có ít nhất 15.000 người bị giết<ref>''Islam and Revolution'', p. 17.</ref>; trong khi một số khác nói rằng các báo cáo sau cuộc cách mạng trong hồ sơ của cảnh sát nói rằng có hơn 380 người bị giết<ref>Moin, ''Khomeini'' (2000), p. 112.</ref>. Khomeini bị quản thúc tại gia trong 8 tháng rồi được phóng thích. Ông tiếp tục khích động chống lại Shah về những vấn đề bao gồm sự hợp tác gần gũi của [[Shah]] với [[Israel]] và đặc biệt là những "thỏa ước" mở rộng những ưu đãi ngoại giao đối với các quan chức quân đội Hoa Kỳ của Shah. Vào tháng 11 năm 1964 Khomeini lại bị bắt giam và bị trục xuất, và phải lưu vong trong 14 năm cho đến cuộc cách mạng.
 
Một giai đoạn "yên bình nghẹt thở" diễn ra sau đó<ref>Graham, ''Iran'' 1980, p. 69.</ref>. Các lực lượng bất đồng bị lực lượng an ninh [[SAVAK]] đàn áp nhưng sự phục hồi của Đạo hồi vừa nhen nhóm bắt đầu phá hoại lý tưởng Tây phương hóa đang diễn ra, lý tưởng nền tảng cho đế chế già cổ của Shah. Ý tưởng của [[Jalal Al-e-Ahmad]] về ''[[Gharbzadegi]]'' (bệnh dịch của văn hóa phương Tây), sự diễn dịch Đạo Hồi theo xu hướng cánh tả của [[Ali Shariati]], và sự nhắc đi nhắc lại niềm tin Shi'a dần trở nên phổ biến của Morteza Motahhari, tất cả những thứ đó lan truyền và thu hút người nghe, người đọc và những người ủng hộ<ref name="Mackay 1996 215,64-5">Mackay, ''Iranians'' (1996) các trang 215, 264–5.</ref>. Quan trọng hơn cả, Khomeini đã phát triển và tuyên truyền lý tưởng của ông rằng Đạo Hồi cần phải có một chính quyền Hồi giáo của ''wilayat al-faqih'', có nghĩa là các quy định sẽ do những nhà làm luật Hồi giáo đứng đầu ban hành. Trong loạt bài giảng vào đầu năm 1970, sau này được xuất bản thành sách (''[[Hokumat-e Islami: Velayat-e faqih (sách của Khomeini)|Hokumat-e Islami, Velayat-e faqih]]'', hay ''Chính quyền Hồi giáo, Hộ pháp vụ của luật gia'' theo tiếng Việt), Khomeini đã tranh luận rằng Đạo Hồi chỉ phải tuân theo luật [[sharia]], và luật này đến lượt nó đòi hỏi một hay nhiều nhà làm luật Hồi giáo đứng đầu không chỉ phải điều hành Đạo Hồi mà còn phải điều hành chính quyền.
Dòng 92:
Đối mặt với cuộc [[cách mạng]], Shah đã cầu viện sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Vì lý do lịch sử và vị trí chiến lược của mình, Iran rất quan trọng đối với [[Quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ|Hoa Kỳ]]. Iran là một quốc gia thân Mỹ có đường biên giới dài với đối thủ chiến tranh lạnh của Hoa, [[Liên Xô]], và là quốc gia lớn nhất, mạnh nhất trong Vịnh Péc-xích giàu dầu lửa. Nhưng vương triều Pahlavi đồng thời cũng khiến phương Tây không hài lòng do những thành tích về nhân quyền của họ<ref>Abrahamian, ''Iran'' (1982), p. 498–9.</ref>.
 
Chính quyền Carter theo đuổi "chính sách không rõ ràng" đối với Iran<ref name=autogenerated5>Keddie, ''Modern Iran'' (2003), p. 235.</ref>. Đại sứ Hoa Kỳ tại Iran, [[William H. Sullivan]], nhắc lại rằng [[Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ]] [[Zbigniew Brzezinski]] "liên tục đảm bảo với Pahlavi rằng Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ ông". Tổng thống Carter lại không đi theo những sự đảm bảo đó một cách gây tranh cãi. Vào ngày [[4 tháng 11]], năm [[1978]], Brzezinski đã gọi cho Shah để nói rằng Hoa Kỳ sẽ "ủng hộ ông hoàn toàn". Cùng thời điểm đó, một số quan chức cấp cao tại [[Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ]] tin rằng cuộc cách mạng là không thể ngăn cản<ref>Keddie, ''Modern Iran'' (2003), các trang 235–6.</ref>. Sau khi thăm Shah vào mùa hè năm 1978, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Blumenthal than phiền về sự suy sụp cảm xúc của Shah, nói lại rằng, "Ông như một thây ma"<ref>Shawcross, ''The Shah's Last Ride'' (1988), p. 21.</ref>. Brzezinski và [[Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ]] [[James Schlesinger]] ([[Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ|Bộ trưởng Quốc phòng]] dưới thời tổng thống [[Gerald Ford|Ford]]) tuyên bố cứng rắn về sự đảm bảo hỗ trợ quân sự cho Shah. Brzezinski vẫn ủng hộ sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ để bình ổn Iran thậm chí khi vị trí của Shah được tin là không thể giữ được nữa. Tổng thống Carter không thể quyết định phương cách để bình ổn tình thế; ông chắc chắn chống lại một cuộc đảo chính nữa. Ban đầu, dường như sẽ có sự ủng hộ một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình, tuy nhiên lựa chọn này tan biến khi [[Ayatollah Khomeini|Khomeini]] và những người đi theo ông quét qua cả đất nước, giành được quyền lực vào ngày [[12 tháng 2]], năm [[1979]].
 
=== Các lý thuyết nghi ngờ ===
Dòng 108:
=== Ayatollah Khomeini ở Paris ===
[[Tập tin:Imam in Paris.jpg|nhỏ|250px|Ayatollah Khomeini tại Neauphle-leChateau, vây quanh là phóng viên.]]
Shah quyết định yêu cầu trục xuất Ayatollah Khomeini khỏi [[Iraq]] và vào ngày [[24 tháng 9]], năm [[1978]], chính quyền Iraq phong tỏa ngôi nhà của Khomeini ở [[Najaf]]. Ông được thông báo rằng việc cư trú lâu dài tại Iraq tùy thuộc vào sự từ bỏ các hoạt động chính trị của ông, một điều kiện mà ông đã từ chối. Vào ngày [[3 tháng 10]], ông rời Iraq đến [[Kuwait]], nhưng bị từ chối nhập cảnh tại biên giới. Cuối cùng ngày [[6 tháng 10]] Ayatollah Khomeini đến được [[Paris]]. Vào ngày [[10 tháng 10]] ông chuyển vào sống ở ngoại ô [[Neauphle-le-Château]] trong một căn nhà do những người Iran lưu vong tại [[Pháp]] thuê cho ông. Từ lúc đó các phóng viên trên khắp thế giới đổ về Pháp, và hình ảnh và phát biểu của Ayatollah Khomeini nhanh chóng trở thành tin nóng hàng ngày của các hãng thông tấn thế giới<ref>[http://www.iranchamber.com/history/rkhomeini/ayatollah_khomeini.php History of Iran: Ayatollah Khomeini<!-- Bot generated title -->]</ref>.
 
=== Các cuộc biểu tình Muharram ===
Dòng 119:
=== Sự ra đi của Shah ===
[[Tập tin:Mass demonstration.jpg|nhỏ|250px|Tuần hành quy mô lớn tại Tehran.]]
Vào ngày [[16 tháng 1]], năm [[1979]] Shah và hoàng tộc rời Iran theo lời đề nghị của thủ tướng, Tiến sĩ [[Shapour Bakhtiar]], (Một người lãnh đạo đối lập từ lâu) với cảnh tượng vui sướng nổ ra và sự phá hủy "trong vòng vài giờ của gần như tất cả những dấu hiệu của triều đại Pahlaiv."<ref>Taheri, ''Spirit'' (1985), p. 240.</ref> Bakhtiar giải tán SAVAK, giải phóng tù nhân chính trị, ra lệnh cho quân đội cho phép các cuộc tuần hành quy mô lớn, hứa bầu cử tự do và mời những người ủng hộ Khomeini và những người các mạng khác tham ra chính phủ của "quốc gia thông nhất".<ref>[http://tvnews.vanderbilt.edu/program.pl?ID=56102 "Demonstrations allowed"], ABC Evening News for Monday, 15 tháng 1 năm 1979.</ref> Sau một vài ngày trì hoãn, ông cho phép [[Ayatollah Khomeini]] trở lại Iran, đề nghị ông ta rời bỏ quốc gia theo kiểu Vatican tại [[Qom]] và kêu gọi phe đối lập giúp bảo vệ hiến pháp.
 
=== Sự trở lại của Khomeini và sự sụp đổ của thể chế quân chủ ===
[[Tập tin:Imam Khomeini in Mehrabad.jpg|nhỏ|trái|[[Ayatollah Khomeini]] trở về ngày mùng 1 tháng 2.]]
 
Vào [[1 tháng 2]], năm [[1979]], [[Ayatollah Khomeini]] trở lại Tehran với sự chào mừng nồng nhiệt của hàng triệu người Iran. Khomeini bay về Iran trên chiếc may bay Beoing 747 thuê của hãng hàng không Air France.<ref name = "The Khomeini Era Begins">[http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,920102-2,00.html The Khomeini Era Begins - TIME<!-- Bot generated title -->]</ref> Không chỉ đơn giản là người lãnh đạo không thể phủ nhận của cuộc cách mạng,<ref>Taheri, ''Spirit'' (1985), p. 146.</ref> ông giờ đây đã trở thành một nhân vật "bán thần", được chào đón khi ông ta xuống máy bay với những tiếng hét ‘Khomeini, O Imam, chúng tôi kính chào ông, phước lành cho ông.’<ref>Moin, ''Khomeini'' (2000), p. 200.</ref> Đám đông lúc đó bắt đầu ngân nga "Đạo Hồi, Đạo Hồi, Khomeini, chúng tôi sẽ đi theo người," và thậm chí "Khomeini làm vua."<ref name = "Foucault Dreaming">[http://www.press.uchicago.edu/Misc/Chicago/007863.html What Are the Iranians Dreaming About?] by Michel Foucault, Chicago: University Press.</ref>
 
Trong ngày ông ta trở về, Khomeini đã thể hiện sự chống đối mạnh mẽ với chính quyền của Bakhtar trong một bài phát biểu mà trong đó ông hứa:"I shall kick their teeth in.’ Ông bổ nhiệm [[Mehdi Bazargan]] làm thủ tướng lâm thời của mình vào mùng 4 tháng 2, "với sự ủng hộ của quốc gia" và đòi hỏi `vì tôi bổ nhiệm ông ta, ông ta phải tuân lệnh’. Ông ta cảnh cáo rằng đó là "chính phủ của Chúa" và sự bất tuân là một sự "phản chúa".<ref>Moin, ''Khomeini'' (2000), p. 204.</ref> Sau khi phong trào của Khomeini có được động lực, quân đội bắt đầu ngả về phe ông. Vào ngày 9 tháng 2, khoảng 10 giờ đêm, một cuộc chạm trán nổ ra giữa lực lượng [[Cảnh vệ Đế quốc Iran|Cảnh vệ bất tử]] và những người [[Homafaran]] nổi dậy ủng hộ Khomeini của Không lực Iran. Khomeini tuyên là những chiến sĩ tử vì đạo trung thành đã không đầu hàng.<ref>Moin, ''Khomeini'' (2000), các trang 205–6.</ref> Những người cách mạng và binh lính nổi dậy đã có sự chủ động và bắt đầu chiếm các đồn cảnh sát và doanh trại quân đội, chia vũ khí cho quần chúng. Sự sụp đổ của chính phủ lâm thời không theo Đạo hồi diễn ra vào lúc 2 giờ chiều ngày 11 tháng 2 khi mà Tòa án Quân sự Tối cao tuyên bố "trung lập trong các tranh chấp chính trị hiện tại..nhằm gia tăng bất ổn và đổ máu."<ref>Moin, ''Khomeini'' (2000), p. 206.</ref><ref name = "Abrahamian 1982 529">Abrahamian, ''Iran'' (1982), p. 529.</ref> Các đài phát thanh và truyền hình, cung điện của [[triều đại Pahlavi]] và các tòa nhà của chính phủ sau đó đều bị chiếm giữ bởi lực lượng cách mạng.
Dòng 148:
[[Tập tin:Mehdi Bazargan.jpg|phải|nhỏ|150px|Thủ tướng Iran [[Mehdi Bazargan]] là một người ủng hộ dân chủ và dân quyền. Ông cũng chống lại [[Cách mạng Văn hóa Iran|Cách mạng Văn hóa]] và cuộc chiếm đóng Đại sứ quán Mỹ.]]
 
[[Chính phủ Lâm thời Iran|Chính phủ Cách mạng Lâm thời]] được thành lập sau sự phế bỏ chế độ quân chủ theo lệnh của Ayatollah Khomeini vào ngày [[4 tháng 2]], năm [[1979]], trong khi một chính phủ lâm thời khác của [[Shapour Bakhtiar]] (Thủ tướng cuối cùng của [[Mohammad Reza Pahlavi|Shah]]) vẫn đang nắm quyền.
Ayatollah Khomeini chỉ đạo người Iran tuân theo Bazargan như là một nghĩa vụ tôn giáo.
 
Dòng 154:
</blockquote>
 
Chỉnh phủ của ông chỉ tồn tại trong một vài tháng và tất cả các bộ trưởng đều từ chức sau khi các viên chức của Đại sứ quán Hoa Kỳ bị bắt làm con tin vào ngày [[4 tháng 11]], năm [[1979]]. Bazargan đã là một người ủng hộ bản dự thảo hiến pháp cách mạng ban đầu hơn là người ủng hộ chính phủ thần giáo cai trị bởi các bồi thẩm Hồi giáo, và sự từ chức của ông đã được Khomeini chấp nhận một cách dễ dàng. Khomeini nói "Ngài Bazargan... đã hơi mệt mỏi và muốn ở ngoài [chính trường] một thời gian." Khomeini sau đó đã miêu tả việc bổ nhiệm Bazargan là một "sai lầm".<ref>Moin, ''Khomeini,''(2000), p.222</ref> Chính phủ Cách mạng Lâm thời thường được miêu tả là cứng đầu với Hội đồng Cách mạng, và luôn trong xung đột với các cách mạng (''komiteh'').<ref>Arjomand, ''Turban for the Crown,'' (1988) p.135)</ref>
 
==== Các Ủy ban Cách mạng ====