Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Conyngham (DD-371)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 15:
|Ship builder= [[Xưởng hải quân Boston]]
|Ship original cost=
|Ship laid down= [[19 tháng 9]], năm [[1934]]
|Ship launched= [[14 tháng 9]], năm [[1935]]
|Ship sponsor= bà A. C. G. Johnson
|Ship completed=
|Ship acquired=
|Ship commissioned= [[4 tháng 11]], năm [[1936]]
|Ship recommissioned=
|Ship decommissioned= [[20 tháng 12]], năm [[1946]]
|Ship in service=
|Ship out of service=
Dòng 31:
|Ship honors= 14 × [[Ngôi sao Chiến trận]]
|Ship captured=
|Ship fate= Bị đánh chìm sau khi thử nghiệm [[bom nguyên tử]], [[2 tháng 7]], năm [[1948]]
|Ship status=
}}
Dòng 68:
|}
 
'''USS ''Conyngham'' (DD-371)''' là một [[tàu khu trục]] [[Mahan (lớp tàu khu trục)|lớp ''Mahan'']] được [[Hải quân Hoa Kỳ]] chế tạo vào giữa những năm [[thập niên 1930|1930]]. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo [[Gustavus Conyngham]] (1744-1819), một sĩ quan hải quân từng tham gia [[Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ]]. Nó đặt căn cứ tại [[Thái Bình Dương]], hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong [[Chiến tranh Thế giới thứ hai]], đã có mặt tại [[Trân Châu Cảng]] vào lúc diễn ra [[trận Trân Châu Cảng|cuộc tấn công]] vào ngày [[7 tháng 12]], năm [[1941]], nhưng đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động cho đến khi chiến tranh kết thúc. ''Conyngham'' được cho ngừng hoạt động năm [[1946]], và sau khi được sử dụng vào việc thử nghiệm [[bom nguyên tử]] tại [[đảo san hô Bikini]], nó bị đánh đắm ngoài khơi [[California]] năm [[1948]].
 
== Thiết kế và chế tạo ==
''Conyngham'' được đặt lườn vào ngày [[19 tháng 9]], năm [[1934]] tại [[Xưởng hải quân Boston]] ở [[Boston, Massachesetts]]. Nó được hạ thủy vào ngày [[14 tháng 9]], năm [[1935]], được đỡ đầu bởi bà A. C. G. Johnson; và được đưa ra hoạt động vào ngày [[4 tháng 11]], năm [[1936]] dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, [[Trung tá Hải quân]] G. C. Hoover.
 
== Lịch sử hoạt động ==
''Conyngham'' thực hiện chuyến đi chạy thử máy của nó đến nhiều cảng [[Châu Âu]] vào mùa Xuân năm [[1937]], và sau khi được đại tu tại Boston, Massachusetts, nó lên đường đi [[San Diego, California]] nơi nó bắt đầu thực hành và huấn luyện từ ngày [[22 tháng 10]]. Hoạt động dọc theo vùng bờ Tây, [[quần đảo Hawaii]] và vùng [[biển Caribe]] cho đến ngày [[2 tháng 4]], năm [[1940]], nó rời San Diego để đi [[Trân Châu Cảng]], làm nhiệm vụ tuần tra. Vào [[tháng 3]], năm [[1941]], nó thực hiện chuyến đi đến [[Samoa]], [[Fiji]] và [[Australia]], rồi quay trở lại các hoạt động tại chỗ ngoài khơi Trân Châu Cảng.
 
Vào ngày [[7 tháng 12]], năm [[1941]], khi [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản|Hải quân Nhật]] bất ngờ [[trận Trân Châu Cảng|tấn công]] căn cứ này, ''Conyngham'' đang neo đậu tại bến X-8, East Loch, bên mạn phải của một nhóm tàu khu trục bao gồm {{USS|Reid|DD-369|6}}, {{USS|Tucker|DD-374|6}}, {{USS|Selfridge|DD-357|6}} và {{USS|Case|DD-370|6}} vốn đang cập theo mạn chiếc [[tàu tiếp liệu khu trục]] {{USS|Whitney|AD-4|6}}. Chúng đã nổ súng vào các máy bay Nhật tấn công, bắn rơi nhiều chiếc. Sau đó chiếc tàu khu trục tiếp tục tuần tra từ Trân Châu Cảng suốt [[tháng 12]], và sau một đợt đại tu ngắn tại [[Xưởng hải quân Mare Island]], nó làm nhiệm vụ hộ tống vận tải cho tàu bè đi lại giữa vùng bờ Tây và [[New Hebrides]]. Đến [[tháng 6]], năm [[1942]], nhiệm vụ này bị ngắt quãng khi nó tham gia hộ tống các [[tàu sân bay]] trong [[trận Midway]], tham chiến trong các ngày [[4 tháng 6|4]] đến [[6 tháng 6]].
 
''Conyngham'' quay trở lại nhiệm vụ hộ tống từ ngày [[16 tháng 10]], năm [[1942]], khi nó khởi hành từ Trân Châu Cảng để hộ tống cho tàu sân bay {{USS|Enterprise|CV-6|2}} hoạt động tại khu vực Tây Nam [[Thái Bình Dương]]. Nó đã bảo vệ cho các tàu sân bay trong [[Trận chiến quần đảo Santa Cruz]] vào ngày [[26 tháng 10]]. Đến ngày [[2 tháng 11]], nó bắn phá [[Kokumbona]], một làng trên đảo [[Guadalcanal]], và đang khi cơ động ở tầm gần đã va chạm với một tàu khu trục khác. Hư hại được sửa chữa tạm thời tại [[Nouméa]] và được hoàn tất tại Trân Châu Cảng. Nó quay trở lại [[Espiritu Santo]] vào ngày [[4 tháng 2]], năm [[1943]] tiếp nối các hoạt động hỗ trợ cho [[Chiến dịch Guadalcanal]]. Vào ngày [[7 tháng 2]], nó bắn phá [[Doma Cove]], và trong năm tháng tiếp theo đã tiếp tục nhiệm vụ tuần tra và hộ tống giữa các căn cứ ở Nam Thái Bình Dương và Australia.
 
''Conyngham'' đã bắn pháo hỗ trợ cho [[Chiến dịch Chronicle]], cuộc đổ bộ lên các đảo [[đảo Woodlark|Woodlark]] và [[Kiriwina]] ngoài khơi [[New Guinea]] từ ngày [[1 tháng 7|1]] đến ngày [[3 tháng 7]], năm [[1943]], và đến ngày [[23 tháng 8]] đã bắn phá [[Finschhafen]], New Guinea. Vào ngày [[4 tháng 9]], nó bảo vệ cho cuộc đổ bộ lên [[Lae]], New Guinea, nơi nó bị ba [[máy bay ném bom]] tấn công và bị hư hại bởi những quả bom ném suýt trúng. Sau khi được sửa chữa nhanh, nó quay trở lại Finschhafen vào ngày [[22 tháng 9]] để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ, rồi lên đường đi [[Brisbane]], Australia. Chiếc tàu khu trục quay trở lại hoạt động trong cuộc đổ bộ lên [[Arawe]], [[New Britain]] vào ngày [[15 tháng 12]], lên [[mũi Gloucester]] vào ngày [[26 tháng 12]], và lên [[Saidor]], New Guinea vào ngày [[2 tháng 1]], năm [[1944]]. Nó tiếp tục làm nhiệm vụ tại khu vực New Guinea, ngoại trừ một giai đoạn sửa chữa tại Australia vào [[tháng 1]], năm [[1944]], cho đến khi nó khởi hành vào [[tháng 3]] để đại tu tại [[San Francisco, California]].
 
Quay trở về [[Majuro]] vào cuối [[tháng 5]], năm [[1944]], ''Conyngham'' khởi hành cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 58, làm nhiệm vụ hộ tống các [[thiết giáp hạm]] cho các chiến dịch tại [[quần đảo Mariana]]. Vào ngày [[13 tháng 6]], nó tham gia bắn phá [[Saipan]], và tiếp tục ở lại khu vực Mariana làm nhiệm vụ bắn pháo hỗ trợ, tuần tra và hộ tống cho đến [[tháng 8]]. Sau khi hộ tống các con tàu chuẩn bị quay trở về [[Philippines]], chiếc tàu khu trục đi đến [[vịnh Leyte]] vào ngày [[4 tháng 11]] bảo vệ cho lực lượng tăng viện. Nó bị một thủy phi cơ bắn phá vào ngày [[16 tháng 11]], làm bị thương 17 người và làm hư hại nhẹ con tàu. Vào ngày [[7 tháng 12]], nó bảo vệ cho cuộc đổ bộ lên [[vịnh Ormoc]] dưới sự không kích mạnh mẽ của đối phương, và đến ngày [[11 tháng 12]] lại đi vào vịnh Ormoc một lần nữa cùng lực lượng tăng viện.
 
Đi đến [[đảo Manus|Manus]] vào ngày [[23 tháng 12]], năm [[1944]] để được tiếp liệu, ''Conyngham'' khởi hành đi [[Jayapura|Hollandia]] để tham gia lực lượng hộ tống cho một đoàn tàu vận tải hướng đến Leyte và để đổ bộ lên [[vịnh Lingayen]]. Tại đây nó tham gia việc bắn phá chuẩn bị, và sau khi diễn ra cuộc đổ bộ vào ngày [[9 tháng 1]], năm [[1945]] đã tiếp tục tuần tra cho đến ngày [[18 tháng 1]]. Nó đi vào [[vịnh Subic]] từ ngày [[22 tháng 7]] để được đại tu, và tiếp tục ở lại đây cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sau khi được sử dụng như một mục tiêu cho việc thử nghiệm [[bom nguyên tử]] tại [[đảo san hô Bikini]] trong khuôn khổ [[Chiến dịch Crossroad]] vào năm [[1946]], ''Conyngham'' được cho xuất biên chế vào ngày [[20 tháng 12]], năm [[1946]] và bị đánh đắm ngoài khơi bờ biển vào ngày [[2 tháng 7]], năm [[1948]].
 
== Phần thưởng ==