Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Hán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 317:
{{chính|Khởi nghĩa Hoàng Cân}}
 
Một người theo Đạo giáo tên là [[Trương Giác]], quê ở quận [[Cự Lộc]] ([[Ký Châu]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]) tự cho mình là "đại hiền lương sư", đã đi quanh vùng làng quê giống như [[Trương Lăng]]. Ông tập hợp các tín đồ giáo dân ủng hộ mình, làm nên cuộc [[Khởi nghĩa Hoàng Cân]] (黃巾之亂), nghĩa là ''Khởi nghĩa Khăn Vàng'', được đặt theo kiểu đội đầu của phong trào – màu vàng biểu thị sự liên kết của họ với yếu tố đất như đối kháng với yếu tố lửa, mà họ coi là của nhà Hán.
 
Hoảng sợ trước sự đấu tranh của cuộc nổi loạn, chính phủ Ðông Hán và các tập đoàn [[quân phiệt]] ở các địa phương đã huy động toàn bộ lực lượng để đàn áp, trong vòng 10 tháng đã bị đánh bại. Dư đảng quân Hoàng Cân còn ở khắp nơi hoành hành quấy nhiễu, quân triều đình qua cuộc chiến cũng bị thiệt hại nặng nề nên không đủ khả năng giúp các địa phương trấn áp triệt để. Tình thế ấy khiến cho Hoàng đế nhà Hán có một quyết sách rất mạo hiểm là mau chóng khuếch đại quyền hạn cho các thứ sử, cho phép họ thành lập quân đội riêng để tự dẹp loạn, đổi chức [[Thứ sử]] một số châu thành chức [[Châu mục]] (州牧). Chức mục bắt đầu ra đời từ đó, bấy giờ là năm [[188]]. Các châu mục mau chóng có quyền hạn lớn, lực lượng độc lập, triều đình cũng nhanh chóng mất đi quyền chỉ huy khống chế các địa phương, tình trạng quần hùng cát cứ đã manh nha xuất hiện.
Dòng 323:
Năm [[189]], [[Hán Linh Đế]] qua đời, con trai của [[Linh Tư Hà Hoàng hậu|Hà hoàng hậu]] là Lưu Biện lên kế vị, tức [[Hán Thiếu Đế]]. Đại tướng quân [[Hà Tiến]] (何進) nắm trong tay thế lực [[ngoại thích]], có mâu thuẫn với các [[hoạn quan]] trong [[Thập thường thị]] (十常侍) là [[Trương Nhượng]] (張讓). Hà Tiến vì muốn dẹp trừ thế lực hoạn quan, đã nghe theo lời [[Viên Thiệu]] (袁紹), lệnh cho [[Thứ sử]] [[Tây Lương]] là [[Đổng Trác]] (董卓) dẫn đại binh Tây Lương về [[Lạc Dương]]. Trong thời gian Đổng Trác đến Lạc Dương, Hà Tiến trong cung bị các hoạn quan giết hại, sau Viên Thiệu là thủ hạ của Hà Tiến đem quân vào cung giết hết các hoạn quan. Đổng Trác vào kinh đô, mau chóng nắm hết đại quyền, đuổi Viên Thiệu phải chạy ra khỏi Lạc Dương, sau đó ông vào cung phế truất [[Hán Thiếu Đế]] Lưu Biện, giáng làm ''Hoằng Nông vương'' (弘農王), lập Trần Lưu vương [[Lưu Hiệp]] (劉協) kế vị, tức [[Hán Hiến Đế]]. Năm [[192]], Đổng Trác bị [[Lữ Bố]] (吕布) giết hại, chính quyền nhà Đông Hán bước sang thời kỳ phân liệt hỗn loạn.
 
Đương thời, Đại Hán bị phân chia thành các thế lực: [[Tào Tháo]] (曹操) ở [[Duyện Châu]]; Viên Thiệu ở [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]; [[Viên Thuật]] (袁術) ở [[Hoài Nam]]; [[Tôn Sách]] (孙策) ở [[Giang Đông]]; [[Lưu Biểu]] (孫策) ở [[Kinh Châu]] và [[Lưu Yên]] (劉焉) ở [[Ích Châu]]. Các sứ quân này đều dùng binh đao chiến đấu với nhau, riêng [[Tào Tháo]] nổi lên nắm quyền trong triều, rước Hán Hiến Đế về [[Hứa Xương]], lập triều đình ở đấy, với ý định ''Hiệp thiên tử dĩ lệnh chư hầu'' (挾天子以令諸侯), kèm chặt Thiên tử để lệnh các chư hầu thuần phục. Với lợi thế đó, Tào Tháo dần tiêu diệt các phe cánh nhỏ, sau [[trận Quan Độ]] tiêu diệt được đại địch là Viên Thiệu, Tào Tháo cơ bản đã thống nhất được miền Bắc [[Trung Nguyên]].
 
Hán Hiến Đế khôi phục chức vụ [[Thừa tướng]], phong cho Tào Tháo chức vị ấy. Tào Tháo ngày càng quyền thế trong triều. Ông quyết định Nam chinh, thu phục [[Giang Đông]] nhưng bị đại bại trong [[trận Xích Bích]], bị liên minh Lưu - Tôn của [[Lưu Bị]] (劉備) và [[Tôn Quyền]] (孫權) đánh bại. Từ đấy Tào Tháo rút về miền Bắc, không thân chinh Nam tiến lần nào nữa cho đến khi qua đời. Lưu Bị nhân đó chiếm [[Kinh Châu]], làm căn cơ để phát triển thế lực. Cục diện Tào-Lưu-Tôn căn bản hình thành từ đó.