Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thanh Thủy, Vị Xuyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: . → . (20), , → ,, Chính Phủ → Chính phủ (2), Ủy Ban → Ủy ban (2), Chủ Tịch → Chủ tịch (4), Văn Phòng → Văn phòng (2), Lao Động → Lao động, suất sắc → xuất sắc, using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Thanh Thủy Hà|Thanh Thủy]] là một xã miền núi, biên giới phía Bắc của huyện Vị Xuyên, cách trung tâm huyện lỵ 41 km, cách trung tâm tỉnh lỵ 20 km; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Vị Xuyên. Trên địa bàn xã có 12 dân tộc anh em sinh sống vốn có truyền thống đoàn kết, giầu lòng yêu nước, kiên cường dũng cảm trong đấu tranh, cần cù, thông minh trong lao động. Xã có 02 thôn biên giới giáp gianh với Trấn Thiên Bảo, huyện Ma Li Pho, tỉnh Vân Nam Trung Quốc (thôn Nặm Ngặt và thôn Giang Nam), đường biên giới qua 02 thôn dài 8,438 km, từ mốc 256 đến mốc 268 ''(theo Công văn số: 3487/BNG-UBBG, ngày 04/10/2011 của Bộ ngoại giao).'' 
 
Tương truyền, từ khoảng trên 300 năm về trước, Biên giới của Trung Quốc từ Pa Hán đi ngược lên phía Bắc 2 đến 3 ngày đường qua nhiều thôn, bản ở hai bờ nơi khởi nguồn Sông Lô: Bản Đâu, Đong Cun, Coóc Chủ, Na Shai, Ải Pổng, Bản Na, Thỉnh Mia, Na Má, Thỉnh Pau, Nhảng shày… nơi có nhiều dân tộc người Nùng, Dao, Tày, H'Mông sinh sống và đến một vùng người Nùng gọi là “Ha lắm Ha vải” (Phấn mào - Cỏ chanh rẽ đôi), tương truyền này cũng khớp với Ngô Cao Lãng ghi lại trong sách ''Lịch triều tạp kỷ'', như sau: “Bấy giờ quan nhà Thanh cho chia gianh giới hai nước bằng sông Đổ Chủ, nhưng thổ quan phủ Khai Hóa chỉ láo vào sông Đổ Chủ giả để chực chặn lấy các thôn xã ở Bảo Sơn. Bọn Công Thái xông pha lam chướng, vượt nơi hiểm trở, đi qua các mỏ đồng mỏ bạc, nhận ra được sông Đổ Chủ thật, bèn cùng quan nhà Thanh, hai bên tự đi báo lại, tranh biện và bẻ lý mãi, rồi lập đồng trụ làm giới mốc thế là việc cương giới mới ổn định. Mỏ đồng Tụ Long lại thuộc về ta”. Từ Ngày thấy người Tây Mũi Lõ, Mắt xanh xuất hiện, Biên giới Việt-Trung mới tiến sát xuống sát Pa Hán như ngày nay. 
Dòng 12:
 
Là nơi hội tụ, sinh sống của 12 dân tộc, đông hơn cả là đồng bào Dao sống tập trung thành các nhóm nhỏ trên các sườn đồi; đồng bào Tày, nùng làm ruộng nước là chính, ngoài ra còn trồng ngô và các loại hoa màu khác ở những khu vực bằng phẳng và làm nương rẫy ở những sườn núi thấp. Ngày nay Đảng bộ và chính quyền xã đang từng bước giải quyết, giúp đỡ đồng bào tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống, xóa bỏ nạn phá rừng. Đồng bào Nùng chiếm 16,7 % tổng số dân trong  xã, sống rải rác ở các thung lũng hoặc sống xen kẽ trong thôn bản cùng với các dân tộc khác. Đồng bào Kinh chiếm 16,2% sống tập trung chủ yếu là ở trung tâm xã, phần đông làm nghề buôn bán, chủ yếu từ miền xuôi lên khai phá từ xưa. Một số dân tộc ít người như đồng bào Mường, Cao Lan, Sán Dìu, Giấy, Ngạn, La Chí sống xen kẽ nhau; cũng sinh sống bằng nghề làm ruộng, nương, chăn nuôi và lao động tự do.
[[Tập tin:ThanhthuyCK.JPG|nhỏ|269x269px|Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy]]
 
Nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy vốn có cuộc sống văn hóa, tinh thần khá phong phú, mặc dù mỗi dân tộc sống trên mảnh đất này vẫn mang sắc thái tâm linh riêng, có trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và phong tục tập quán riêng, nhưng đồng bào các dân tộc trong xã sống với nhau trong khống khí đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau góp sức xây dựng và bảo vệ quê hương. Cho đến nay, các dân tộc ở xã Thanh Thủy vẫn bảo tồn và phát huy được nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, được thể hiện trên bộ trang phục và các hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ của dân tộc. Ở dân tộc nào cũng có một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần riêng biệt như: Trai gái dân tộc H.mông thổi khèn, múa khèn trong các ngày hội; Hát màng trong các ngày hội của đồng bào Dao; Hội lồng tồng, hát cọi, hát lượn, đánh quay, ném còn của người Tày, người Nùng…