Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thọ An Hoàng thái hậu”

Hưng Hiến Đế sinh mẫu, Minh Thế Tông tổ mẫu, Hoàng thái hậu nhà Minh
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duyenkiep (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “{{Infobox royalty|name=Hiếu Huệ hoàng hậu|native name=孝惠皇后|image=孝惠皇后.jpg|spouse=Minh Hiến Tông|posthumous name=<font color = "grey"…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 11:19, ngày 15 tháng 4 năm 2017

Hiếu Huệ hoàng hậu Thiệu thị (孝惠皇后邵氏; ? - 1522), không rõ tên thật, nguyên là phi tần của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Bà sinh ra Duệ Tông hoàng đế Chu Hữu Nguyên và là tổ mẫu của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông.

Hiếu Huệ hoàng hậu
孝惠皇后
Thông tin chung
Sinhkhông rõ
Mất1522
An tángMậu lăng (茂陵)
Phối ngẫuMinh Hiến Tông
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Thiệu thị (邵氏)
Thụy hiệu
Hiếu Huệ Khang Túc Ôn Nhân Ý Thuận Hiệp Thiên Hựu Thánh Hoàng hậu
(孝惠康肃温仁懿顺协天祐圣皇后)
Thân phụThiệu Lâm
Thân mẫukhông rõ

Cuộc đời

Thiệu thị là người Xương Hóa, Chiết Giang, cha là Thiệu Lâm (邵林), gia cảnh bần cùng, sau phải bán mình cho một hoạn quan ở Hàng Châu. Sử sách không chép rõ Thiệu thị sinh năm nào, chỉ biết bà nhập cung làm cung nữ năm Thiên Thuận thứ 4 (1460) dưới thời của Minh Anh Tông.

Năm 1464, Anh Tông băng hà, thái tử Chu Kiến Thâm nối ngôi, lấy hiệu Minh Hiến Tông, Thiệu thị được xếp vào hàng tần ngự. Năm 1476, bà hạ sinh người con trai thứ 4 cho Hiến Tông, tên là Chu Hựu Nguyên, cha đẻ của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông sau này. Vạn Quý phi, sủng phi của Hiến Tông khi đó có ý định hãm hại nhưng nhờ Chu Thái hậu bảo vệ nên bà hạ sinh hoàng tử được an toàn[1]. Cùng năm đó, Thiệu thị được sắc phong làm Thần phi (宸妃). Hai năm sau, Thiệu Thần phi lại sinh thêm một hoàng tử, đặt tên Chu Hựu Lâm (朱祐棆). Năm 1481, bà lại sinh tiếp Chu Hựu Duẫn (朱祐枟), hoàng tử thứ 8 của Hiến Tông. Khi Hiến Tông lâm bệnh nặng đã tấn phong bà lên ngôi Quý phi (贵妃).

Minh Vũ Tông Chính Đức đế, cháu nội của Hiến Tông (con trai duy nhất của Minh Hiếu Tông Hoằng Trị đế Chu Hựu Đường), qua đời mà không có người kế vị. Theo di chiếu, Vũ Tông cho lập con trai của Hưng vương Chu Hữu Nguyên, theo vai vế là em họ ông làm hoàng đế, tức Minh Thế Tông Gia Tĩnh hoàng đế, khi ấy được 14 tuổi.

Lúc này, Thiệu Quý phi bị mù, bà đã phải sờ từ đỉnh đầu đến gót chân của người cháu mới đăng cơ của mình[2]. Năm Gia Tĩnh đầu tiên (1522), hoàng đế tôn bà lên làm Thọ An Hoàng thái hậu (壽安皇太后). Cùng năm đó, bà qua đời. Thế Tông muốn hợp táng Thái hậu vào Mậu lăng (茂陵) cùng với Hiến Tông nhưng Học sĩ Dương Đình Hoà (杨廷和) lại không đồng tình[3]. Bất chấp mọi lời khuyên can, tân đế vẫn cho táng Thọ An thái hậu vào Mậu lăng, biệt thờ tại Phụng Từ điện (奉慈殿).

Năm Gia Tĩnh thứ 15 (1536), Thế Tông cho hợp thờ Thiệu thị cùng với Hiếu Túc Hoàng hậuHiếu Mục hoàng hậu[4][5]. Thuỵ hiệu chính thức của bà là Hiếu Huệ Khang Túc Ôn Nhân Ý Thuận Hiệp Thiên Hựu Thánh Hoàng hậu (孝惠康肃温仁懿顺协天祐圣皇后).

Hậu duệ

  1. Chu Hựu Nguyên (朱祐杬; 22 tháng 7, 1476 - 13 tháng 7, 1519), thụy là Hưng Hiến vương (興獻王). Tuy không làm vua nhưng Thế Tông Gia Tĩnh đế vẫn truy tôn ông miếu hiệu là Duệ Tông (睿宗) và ban thụy như một hoàng đế.
  2. Chu Hựu Lâm (朱祐棆; 12 tháng 11, 1478 - 2 tháng 12, 1501), thụy là Kỳ Huệ vương (岐惠王), sinh được 2 con gái. Thái hậu thương 2 đứa cháu mồ côi nên đón vào cung nuôi dưỡng
  3. Chu Hựu Duẫn (朱祐枟; 29 tháng 6, 1481 - 7 tháng 1, 1507), thụy là Ung Tĩnh vương (雍靖王), không có con thừa tự

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Xem Vạn Quý phi
  2. ^ Nguyên văn: " 邵妃不但老了而且眼睛也瞎了,喜亲孙为皇帝,摸世宗身,自顶至踵 "
  3. ^ Nguyên văn câu nói của Dương Đình Hoà: “祖陵不当数兴工作,惊动神灵”
  4. ^ Hiếu Mục hoàng hậu Kỷ thị (孝穆皇后紀氏; 1451 - 1475), sinh mẫu của Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường, bị Vạn Quý phi giết hại
  5. ^ Hiếu Túc hoàng hậu, tuy là sinh mẫu của Hiến Tông nhưng lại là thân phận phi tần nên không được phối thời ở Thái miếu mà thờ ở một gian riêng biệt. Từ đó triều Minh theo lệ này, các Hoàng hậu vốn không phải đích thì thờ ở đấy