Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hư cấu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
 
==Lịch sử==
Trongnhư cứt ấyTrong giai đoạn đầu của [[văn học|nghệ thuật ngôn từ]], hư cấu bộc lộ rõ rệt như một thứ giả tưởng không gì kiềm chế, nhưng nó lại chưa được ý thức ghi nhận. Văn học thời cổ đại và trung đại thường không phân giới giữa sự thật đời sống và sự thật nghệ thuật, do đó các sự kiện của [[truyền thuyết]], [[sử thi]], [[hạnh các thánh]] đều được coi như đã từng xảy ra. Những thể loại này hình thành nên cái gọi là hư cấu vô ý thức<ref>''150 thuật ngữ văn học'', Lại Nguyên Ân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội 1998, trang 167</ref> và chỉ đến khi có sự ra đời của truyện [[truyện cổ tích|cổ tích]], hư cấu có ý thức mới thực sự xuất hiện.
 
Lần đầu tiên khái niệm hư cấu được các nhà tư tưởng cổ Hy Lạp triết luận trong những bình giảng về [[thơ|thơ ca]], theo họ thi ca trước hết như là sự bắt chước, nhưng người sáng tác vẫn có quyền được hư cấu. Theo [[Platon]], hư cấu đã có mặt ở thần thoại, theo [[Aristoteles|Aristote]] nhà thơ nói về cái có thể chứ không nói về cái đã từng có. Sự hình thành hư cấu diễn ra chủ yếu ở dạng chủ động lý giải thần thoại (bi kịch cổ đại), và truyền thuyết lịch sử (ở các bài ca về công tích, các [[saga]], [[anh hùng ca]]), đặc biệt thuận lợi cho việc củng cố hư cấu của cá nhân là các thể loại vừa cười cợt vừa nghiêm túc ở cuối thời cổ đại Hy Lạp.