Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Độc Cô Cầu Bại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 98:
 
Có thể suy đoán rằng chính những người sử dụng [[Độc cô cửu kiếm]] rồi sẽ trở thành những Độc cô Cầu bại, mà cuộc đời của [[Phong Thanh Dương]] là một ví dụ điển hình.
 
== Sự khác nhau giữa 2 loại kiếm pháp ==
Không khó để nhận ra cách thức sử dụng kiếm của Dương Quá và Lệnh Hồ Xung có nhiều chỗ tương đồng nhưng khác biệt trên bản chất. Trong ''Thần Điêu hiệp lữ'', Thần Điêu dạy Dương Quá cách dùng huyền thiết trọng kiếm. Dương Quá lúc đầu vất vả lắm mới cầm được thanh kiếm, nhưng sau hơn 1 tháng ăn mật của Bồ tư khúc xà nên đã gia tăng công lực. Thêm vào việc đứng dưới dòng lũ luyện kiếm nên nội lực càng tinh thâm, nhờ đó lĩnh hội được yếu quyết dùng kiếm: kiếm chiêu không cần hoa mỹ cầu kỳ, chỉ cần đơn giản như đâm, chọc, bổ, chém kèm theo nội lực hùng hậu thì buộc đối phương phải đỡ hoặc né tránh, bất kể đối thủ ra đòn gì hay đứng ở vị trí nào. Đây là cảnh giới "''cử trọng nhược khinh''" (cầm vũ khí nặng mà dùng thì nhẹ nhàng) mà Độc Cô Cầu Bại tung hoành không đối thủ trong thiên hạ trước 40 tuổi. Sau khi Dương Quá tu luyện 7 năm bên bờ biển, cầm thanh kiếm gỗ mà đâm ngã được cây tùng thì đã đạt đến cảnh giới "''cử khinh nhược trọng''" (cầm vũ khí nhẹ mà ra đòn mạnh) thì nội lực đã đạt thượng thừa, ngang bằng với Ngũ Tuyệt đương thời. Đây chính là cảnh giới "''cây, cỏ đều có thể dùng làm kiếm''" của Độc Cô Cầu Bại lúc tuổi già. Tuy nhiên Dương Quá so đấu nội lực thì vẫn chưa thắng được Kim Luân Pháp Vương mà vẫn phải suy nghĩ giá như có đem theo trọng kiếm thì sẽ dễ dàng hơn.
 
Trong ''Tiếu ngạo giang hồ'', Phong Thanh Dương dạy cho Lệnh Hồ Xung bộ kiếm thuật "''Độc Cô cửu kiếm''". ''Độc Cô cửu kiếm'' không đòi hỏi nội lực cực cao như "''cử trọng nhược khinh''" mà chú trọng óc quan sát và sự linh hoạt. Trước tiên phải xem đối thủ sẽ ra đòn nhằm vào đâu thì kiếm đã chỉ thẳng vào chỗ yếu hại của hắn và cũng không cần phải mang hình thức chiêu số gì, càng ra tay không có chiêu thì càng tốt. Nhờ thế mà không có nội lực cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên kiếm pháp mà Phong Thanh Dương truyền cho Lệnh Hồ Xung đã không còn là kiếm pháp của Độc Cô Cầu Bại mà mang hơi hướng của Kiếm Tông nhiều hơn khi chỉ dạy kiếm thuật mà không dạy nội công, trái ngược hẳn với lúc Độc Cô Cầu Bại vô địch thiên hạ là cả kiếm thuật và nội công đều ở đỉnh cao. Điều này làm Lệnh Hồ Xung lệ thuộc vào kiếm rất nhiều, khi mất kiếm thì vướng tay vướng chân, mặc dù thuộc phe Khí Tông nhưng không biết sử dụng nội công, trái ngược với Dương Quá. Thậm chí khi đánh với Đông Phương Bất Bại, một thân công lực hùng hậu sau khi hấp thu nội lực của biết bao nhiêu cao thủ của Lệnh Hồ Xung đều không phát huy được, chỉ dựa vào ''Độc Cô cửu kiếm'' để tự bảo vệ, trái ngược hẳn với nguyên lý chỉ công không thủ của bộ kiếm pháp. Từ đó thấy được dù có ''Độc Cô cửu kiếm'' mà không có nội lực tương ứng thì không thể nào đấu tranh với các cao thủ chân chính được.
 
Qua đó có thể thấy được, ''Độc Cô cửu kiếm'' là loại kiếm pháp dựa vào sự nhanh nhẹn linh hoạt để thủ thắng, giống như lúc Độc Cô Cầu Bại tuổi đời còn trẻ chỉ có thể dùng kiếm pháp đấu tranh. "''Cử trọng nhược khinh''" thì là loại kiếm pháp dựa vào nội lực cực cao để huy động, tuy không nhanh nhưng chậm rãi chắc chắn, kiếm xuất ra thì phá đá chẻ cây. Giống như lúc Độc Cô Cầu Bại bước vào tuổi trung niên, cả suy nghĩ và thể chất đều đạt đến độ chín, vô địch trong thiên hạ.
 
Tuy nhiên dẫu có học được hai bộ kiếm pháp trên thì cũng không cách nào trở thành giống như Độc Cô Cầu Bại được, vì ngoại trừ ông ra thì trong truyện Kim Dung chẳng thấy ai học kiếm mà đạt đến cảnh giới "''không kiếm thắng có kiếm''". Điều này cũng giống như hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương. Cả hai phái đều có truyền thừa đầy đủ từ [[Bồ-đề-đạt-ma|Đạt Ma tổ sư]] và [[Trương Tam Phong]] tổ sư, nhưng cả hai phái chẳng bao giờ có người nào đạt đến cảnh giới như 2 vị tổ sư: hoặc tinh thông cả [[Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công|72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm]] hoặc chỉ dựa vào [[Thái cực quyền|Thái Cực quyền, kiếm]] mà vô địch. Từ đó có thể thấy không phải chỉ dựa vào võ công mà thành cao thủ, còn phải xem người dùng là ai.
 
==Độc Cô Cầu Bại trên phim ảnh==