Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Protein”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 78:
Đặc trưng chính của protein mà cũng làm lên các chức năng đa dạng đó là khả năng của chúng liên kết một cách đặc hiệu và chặt với các phân tử khác. Vùng protein có tính năng liên kết với các phân tử khác được gọi là vùng liên kết (binding site) và thường là những khe rãnh (depression) hoặc "túi" ("pocket") trên bề mặt phân từ. Khả năng liên kết này được thực hiện trung gian thông qua bởi cấu trúc bậc ba của protein, mà xác định vị trí túi liên kết, và bởi các tính chất hóa học của các chuỗi nhánh bên axit amino xung quanh. Liên kết protein có thể rất đặc hiệu và cực kỳ chặt; ví dụ, [[protein ức chế ribonuclease]] (ribonuclease inhibitor protein) liên kết với protein [[angiogenin]] ở người với [[hằng số phân ly]] cỡ dưới femto mol (<10<sup>−15</sup> M) nhưng không liên kết với protein [[onconase]] tương đồng ở động vật lưỡng cư (>1 M). Những sự thay đổi hóa học rất nhỏ như thêm vào một nhóm methyl ở phân tử liên kết đôi khi đủ làm gần như loại bỏ liên kết với protein; ví dụ, [[aminoacyl tRNA synthetase]] đặc hiệu với axit amino [[valine]] lại rất phân biệt với [[isoleucine]] mặc dù có nhánh axit amino rất tương đồng.<ref name=Sankaranarayanan2001/>
 
Protein có thể liên kết với các protein khác cũng như với các cơ chất [[tiểu phân tử]] (small-molecule substrate). Khi protein liên kết đặc hiệu với những bản sao khác của cùng phân tử, chúng có thể [[oligome]] hóa để tạo thành những sợi nhỏ; quá trình này thường xuất hiện ở những protein cấu trúc mà chứa những monome dạng cầu mà tự tổ chức thành những sợi vững chắc. [[Tương tác protein–protein]] cũng điều hòa các hoạt động do enzym, điều khiển xúc tiến toàn bộ [[chu kỳ tế bào]], và cho phép lắp ghép những [[phức hợp protein]] lớn mà chúng thực hiện những phản ứng liên quan mật thiết với nhau với một chức năng sinh học chung. Protein cũng có thể liên kết với, hay thậm chí tích hợp vào màng tế bào. Khả năng liên kết với các đối tác để cảm ứng sự thay đổi hình dáng trong các protein cho phép xây dựng lên một mạng lưới [[tín hiệu tế bào]] rộng lớn và phức tạp.<ref>van Holde and Mathews, pp. 830–49.</ref> Do tương tác giữa các protein là đảo ngược lại được, và phụ thuộc nhiều vào khả năng của các nhóm protein khác nhau để hình thành lên tổ hợp có khả năng thực hiện các chức năng riêng rẽ, lĩnh vực nghiên cứu tương tác giữa các protein đặc hiệu là chìa khóa nhằm hiểu biết những khía cạnh quan trọng của chức năng tế bào, và đi đến những tính chất giúp phân biệt giữa các loại tế bào đặc biệt.<ref name=Copland2009/><ref name=Samarin2009/>
=== Nhu cầu protein ===
Thiếu protein tất sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh phù thũng, loạn nhịp tim, mệt mỏi, thiếu máu, trẻ em chậm phát triển, đầu óc kém minh mẫn, ảnh hưởng đến kinh nguyệt, sức đề kháng kém, ăn không ngon, cơ bắp teo lại, khớp xương rã rời...
 
Tuy nhiên cũng không thể ăn quá nhiều chất protein trong thức ăn. Khi chất protein thay thế trong cơ thể sẽ sản sinh ra amin, nước tiểu chứa chất nitơ, trong đó amoniac là chất có hại, phải trải qua xử lý giải độc ở gan mới có thể từ thận bài tiết ra ngoài, '''ăn nhiều protein sẽ gây hại cho gan và thận'''.
 
Ăn nhiều protein tuy có thể tăng cường cơ bắp nhưng nếu không tập luyện thì chất protein dư thừa chuyển hoá thành chất béo ở dưới da, cơ thể sẽ trở nên béo
 
===Các món ăn giàu protein===