Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 223.140.133.52 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tran Trong Nhan
Tuhati (thảo luận | đóng góp)
Thông tin đã cũ
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 178:
Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được nhánh [[sông Sào Khê]] chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Trong hai tòa thành có bố trí các khu triều đình, quan lại và quân lính. Hiện nay thành thiên tạo vẫn còn, thành nhân tạo và cung điện chỉ còn là những dấu tích đang được khai quật.
 
'''Thành Nam''' nằm ở phía Nam kinh thành [[Hoa Lư]], có núi cao bao bọc xung quanh, bảo vệ mặt sau thành. Địa thế thành Nam rất vững chắc, đoạn sông Trường chảy qua thành Nam có một hệ thống khe ngòi chằng chịt từ các ngách núi đổ ra. Thành Nam có nhiều giá trị về mặt quân sự, là nơi dự trữ, thủ hiểm từ đây có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy.<ref>{{harvnb|tác giả=Nhiều tác giả|p=234}}</ref> Đây là hệ thống [[tràng An|hang động Tràng An]] hiện tại.<ref>[http://thethaovanhoa.vn/0N20090307081226774T0/trang-ankhu-du-lich-sinh-thai-mang-ve-dep-tiem-an.htm Tràng An - Khu du lịch sinh thái mang vẻ đẹp tiềm ẩn], Minh Đức, Báo Thể thao - văn hóa, ngày 09/03/2009</ref> Khu thành hào, hang động [[Tràng An]] xưa được sử dụng như là hệ thống phòng thủ mặt sau của kinh thành Hoa Lư. Tại đây cũng khai quật được các dấu tích của người tiền sử. Vào thời Trần, tại hang bói ở đây là cứ địa chống quân Nguyên Mông. Đây là tuyến điểm di tích lịch sử thu hút nhiều nhà khảo cổ, nghiên cứu lịch sử đến làm việc. Tại đây đã tìm được nhiều cổ vật từ thời Đinh, Tiền Lê và thời Trần. [[Tràng An]] là một khu danh thắng nổi tiếng đangđã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh thái và kiến tạo địa chất, là địa danh được Việt Nam đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.<ref>Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 2008 chỉ rõ: "xây dựng một số trung tâm du lịch cấp quốc gia, quốc tế. Cấp quốc gia gồm: Trà Cổ, Cô Tô, Yên Tử, đền Trần (Nam Định) và các điểm du lịch cấp vùng. Cấp quốc tế gồm: Hạ Long, Hải Phòng, Cát Bà, khu Tràng An, Hoa Lư, Ninh Bình"</ref><ref>[http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30414&cn_id=22579 Quần thể xuyên thuỷhang độngnước Tràng An - nét độc đáo hiếm có], Thuý Lê, báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 14/3/2008</ref> [[Tràng An]] gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô [[Hoa Lư]].
 
Người Việt muốn khẳng định kinh đô [[Hoa Lư]] cũng bề thế như kinh đô [[Tràng An]] của [[Trung Quốc|phương Bắc]] qua câu đối:
Dòng 184:
:''"Hoa Lư đô thị Hán Tràng An".''
 
Năm 1010, Vua [[Lý Thái Tổ]] cảisửa [[Hoa Lư]] thành phủ [[Tràng An]], Đại La thành [[Thăng Long]]. Khu vực [[Tràng An]] hiện còn các đền, phủ thờ các vị quan trung thần thời Đinh và [[thần Quý Minh]] trấn thành Nam.
 
Việc [[Đinh Tiên Hoàng]] chọn Hoa Lư mà không chọn [[Cổ Loa]] của [[nhà Ngô]] hay [[Đại La]] thời [[Bắc thuộc]] được Lê Văn Siêu xem là quyết định khôn ngoan. Với hoàn cảnh đương thời, sau nhiều năm loạn lạc, Hoa Lư là địa điểm chiến lược, khống chế được cả khu vực sơn cước từ Thanh Hóa đổ ra, sông Đà đổ xuống, thêm địa thế vừa hùng vừa hiểm có thể cầm cự với [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], nếu có cuộc xâm lăng của phía này tới.<ref>{{harvnb|tác giả=Lê Văn Siêu|p=461}}</ref> Nhà địa chất, đồng thời là nguyên Chủ tịch nước [[Việt Nam|Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]] [[Trần Đức Lương]] cũng cho rằng: ''tính hiểm yếu của Hoa Lư không chỉ nhờ phần thành lũy, nền điện mà chính bởi hệ thống các thung lũng núi sâu hơn bên trong có thể liên thông với nhau bởi các khe ngách mà ngày nay do nước biển dâng cao đã biến thành những lạch nước ngầm''<ref>{{harvnb|tác giả=Nguyễn Việt|p=827}}</ref>.