Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ma-ha-ca-diếp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kvd0012 (thảo luận | đóng góp)
Kvd0012 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 44:
Tuy nhiên, may mắn sao vợ Ngài cũng có ý niệm thanh tịnh ly dục, chờ ngày xuất gia. Vì thế, 2 vị tuy mang danh nghĩa là vợ chồng nhưng chỉ xem nhau là bạn, 2 vị sống chung với nhau như thế cho đến ngày xuất gia cầu đạo.
===Xuất gia theo Phật===
Năm 30 tuổi, Ðại Ca Diếp từ giã thân thuộc vào rừng tìm đạo, chính là lúc Phật thành đạo dưới gốc cây Bồ Ðề.
 
Mãi đến hai năm sau, Ðại Ca Diếp vẫn chưa có đạo sĩ nào giúp thỏa mãn nguyện vọng. Nhân cuộc khởi xướng dâng y rầm rộ của ngự y Kỳ Bà. Ðại Ca
 
Diếp biết Phật và tìm đến thành Vương Xá, ngày ngày Ðại Ca Diếp theo Thánh chúng đến nghe pháp mà chưa chính thức ra mắt với Phật, vì lòng còn muốn dò xét.
 
Từ trên tòa giảng, Ðức Phật nhìn xuống thấy và biết Ðại Ca Diếp là người có thể kế thừa đạo nghiệp của Như Lai.
 
Tại hội Linh Sơn, khi Ðức Phật đưa lên một hoa sen, Ngài Ðại Ca Diếp mỉm cười. Phật biết chánh pháp đã có người tâm đắc, kế thừa sau này. Một hôm, sau khi mãn buổi thuyết pháp Phật đi đường tắt, đón Ðại Ca Diếp ở một ngã đường.
 
Trên đường về, Ðại Ca Diếp gặp Phật, biết là cơ duyên đã đến, Ðại Ca Diếp chính thức bái yết Phật, xin được xuất gia tiếp tục học đạo. Qua cuộc gặp gỡ, Ðại Ca Diếp theo Phật trở lại Tịnh xá Trúc Lâm. Ở đây, Phật đem phép Tứ Ðế, 12 nhân duyên, khai thị cho Ðại Ca Diếp. Vốn thích tu pháp Ðầu Ðà, sau khi gặp Phật. Ca Diếp vẫn tiếp tục thực hành pháp tu phạm hạnh. Hạnh đầu đà có năng lực tịnh hóa tâm hồn, khi tu theo hạnh này, cần giữ đủ 10 điều.
 
1 - Chọn ở nơi hoang vắng.
 
2 - Sinh hoạt bằng phép trì bình.
 
3 - Thường ở tại một nơi.
 
4 - Ngày ăn một bữa.
 
5 - Khất thực không phân biệt giàu nghèo.
 
6 - Tài sản gồm có 3 y, một bình bát.
 
7 - Tư duy dưới gốc cây.
 
8 - Thường ngồi giữa đồng trống.
 
9 - Mặc áo phấn tảo.
 
10 - Sống tại các bãi tha ma.
 
Với 10 điều kiện trên, Ðại Ca Diếp tuân giữ trọn vẹn chỉ có 9 điều. Riêng điều khất thực số 5, Ðại Ca Diếp không theo giáo đoàn đi khất thực không phân biệt nhà giàu, nghèo. Khi đi khất thực, Ðại Ca Diếp chỉ đến khất thực trước nhà người nghèo. Theo Ðại Ca Diếp, người giàu đã thừa phước đức, ta không cần phải mang phước đến cho họ, còn người nghèo vì thiếu mất phước đức, ta cần đem phước điền cho họ gieo trồng. Trong hàng đệ tử Phật, người đi khất thực ngược với Ca Diếp là ngài Phú Lâu Na, chỉ đi khất thực nhà giàu. Ngài Phú Lâu Na quan niệm rằng người giàu dể dàng cúng dường, nhưng người nghèo không có tài sản để cúng nên ngài không muốn làm phiền họ.
 
Nghe chỉ khất thực nhà nghèo, Phật thường khiển trách Ðại Ca Diếp và khuyên nên đem tâm bình đẳng khất thực, vì bỏ tâm phân biệt. Với Ðại Ca Diếp, Phật còn khuyên không nên sống quá khổ hạnh. Vì khổ hạnh làù một cực đoan, Phật đã bỏ sau khi bị kiệt sức ở xứ Ba La Nại, tu với 5 anh em ông Kiều Trần Như. Hành giả cần theo con đường Trung đạo, mới đạt được quân bình và đạt được địa vị giác ngộ, giải thoát. Với phép khất thực bình đẳng có lúc Ðại Ca Diếp vẫn tuân hành. Riêng Hạnh Ðầu Ðà, Ðại Ca Diếp khư khư giữ chặt cho đến hơi thở cuối cùng, không ai lay chuyển được. Từ đó Ðại Ca Diếp được tôn xưng là bậc Ðầu Ðà đệ nhất. Với tầm vóc ảnh hưởng của Ðại Ca Diếp rất lớn, lấn lướt hết ảnh hưởng của người khác, như ánh sáng chói chang của mặt trời khỏa hết các ánh sáng khác, vì thế Ngài Ðại Ca Diếp được dịch là Ẩm Quang.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.budsas.org/uni/u-phatvathanhchung/pvtc-206.htm|title=Phật và Thánh chúng Thích Minh Tuệ Sài Gòn, 1990 Bài 6 Trưởng lão ÐẠI CA DIẾP (Maha Kasyapa - Đầu đà đệ nhất)}}</ref>
 
==Chú thích==