Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ma-ha-ca-diếp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kvd0012 (thảo luận | đóng góp)
Kvd0012 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 44:
Tuy nhiên, may mắn sao vợ Ngài cũng có ý niệm thanh tịnh ly dục, chờ ngày xuất gia. Vì thế, 2 vị tuy mang danh nghĩa là vợ chồng nhưng chỉ xem nhau là bạn, 2 vị sống chung với nhau như thế cho đến ngày xuất gia cầu đạo.
===Xuất gia theo Phật===
- Theo kinh điển chép lại thì lúc ấy quả đất đã rung động vì không chịu nổi đức hạnh vô lượng và đại chí xuất gia của đạo sĩ "Thường Tịnh Ca Diếp"!
 
Ðức Phật thấy rõ trạng thái ấy và biết rằng: Một vĩ nhân đang đến cơ duyên gặp Phật và trở thành bậc đại tông đồ. Ngài liền ra khỏi bồ đoàn (chỗ ngồi), rồi tiến ra phía đường, đi khoảng năm dặm để hóa độ vị đại đệ tử sắp đến. Một hành động nghinh đón đầy lòng từ bi mà sử sách sau nầy thường nhắc lại! (Theo Túc Sinh Truyện số 469, đoạn mở đầu: Jàkata n. 469, Introd.)
 
Ðịa điểm đức Phật đang truyền đạo là Trúc Lâm Tịnh Xá, gần Vương Xá thành và hướng Phật đi gặp Thường Tịnh Ca Diếp là hướng Nalanda. Do đó chúng ta có thể xác định được lần gặp gỡ đầu tiên của đức Phật và vị tông đồ thứ nhất nầy là khoảng giữa Vương Xá thành và Nalanda. (Nalanda về sau đó đã có, một trường đại học Phật giáo quốc tế lớn nhất đầu tiên và là chỗ phát xuất hầu hết những tài liệu nghiên cứu Phật giáo căn bản cho tất cả các trường phái Phật học trên thế giới. Chính Trần Huyền Trang, đời nhà Ðường ở Trung Hoa cũng là một học giả xuất thân từ Ðại viện Phật giáo Nalanda nầy.)
 
Ði được khoảng năm dặm thì đức Phật dừng chân, an tọa cạnh gốc một cây sung, chờ người đại đệ tử...! Khi "Thường Tịnh Ca Diếp" (Pipphali Kassapa) đến nơi, thì ông nhìn thấy dung mạo của đức Phật tỏa hào quang rực rỡ, phong thái siêu phàm, thanh tịnh và giải thoát bao trùm cả thân thể, nên tự nhủ: "Ðây hẳn là một siêu Thánh nhân, một bậc đại Giác ngộ! Ngài chính là ánh sáng cứu khổ mà ta đang muốn tìm!"
 
Nghĩ thế, ông liền xụp lạy Phật rồi tán dương rằng:
 
"Kính đảnh lễ đấng Cao thượng. Ngài chính là Phật toàn giác, là Bổn sư của bần đạo!"
 
Ðức Phật liền đáp:
 
"Nầy Ca Diếp! Ông hãy ngồi xuống đây! Như Lai có một của quý tặng ông! Ðó là pháp giải thoát mà ông sẽ là người thừa hưởng!"
 
Rồi đức Thế Tôn tiếp:
 
"Hãy rèn luyện lấy ông! Nầy Ca Diếp! Thứ nhất là hai pháp ghê sợ và hổ thẹn tội lỗi. Hai pháp cao thượng nầy phải luôn luôn có trong tâm các Sa-môn lão thành, các tu sĩ mới nhập môn, hay các Tỳ-khưu trung niên trong Phật giáo, vì đó là căn bản của phạm hạnh!
 
Thứ hai là pháp lành nào ông nghe được của Như Lai, có khả năng đưa đến thiện nghiệp thì ông phải tinh tấn ghi nhớ, tinh tấn suy gẫm và tinh tấn thi hành!
 
Thứ ba là định tâm biết mình, tránh xa mọi nguyên nhân làm cho dễ duôi, nhất là làm cho người đời khinh mạng và ỷ lại.
 
Ðây là những pháp mà ông phải thực hiện!" (Theo chú giải thì khi ấy đức Phật đã dùng thần thông để lộ ra ba mươi hai tướng tốt cho Thường Tịnh Ca Diếp nhìn thấy!)
 
Sau đó cả đức Phật và vị đệ nhất đại tông đồ dời gót về hướng Vương Xá thành. Trên đường đi đức Thế Tôn bỗng rẽ vào một gốc cây tỏ ý muốn nghỉ chân. Thường Tịnh Ðại Ca Diếp lập tức lấy y ngự hàn của mình xếp lại bốn lần để làm tọa cụ cho đức Phật ngồi. (Theo kinh điển Phật giáo thì đây là một hành động tạo phúc vô cùng ý nghĩa của Ðại Ca Diếp trong kiếp chót!).
 
Ðức Phật từ bi ngồi xuống, rồi khen rằng:
 
"Nầy Thường Tịnh Ðại Ca Diếp! Tấm y ngự hàn của ông xếp làm tọa cụ thật êm và tiện lợi!"
 
Lúc ấy Ðại Ca Diếp thưa:
 
"Bạch đức Bổn Sư! Xin Ngài từ bi nhận lãnh tọa cụ, vừa là y ngự hàn này!"
 
"Này Ðại Ca Diếp! Nhưng Như Lai chẳng có vật gì để tặng lại ông! Như Lai chỉ có mảnh y bằng vải thô đã rách, đã cũ. Như Lai muốn biếu ông...!"
 
Thường Tịnh Ðại Ca Diếp vui mừng tiếp nhận:
 
"Thật là hạnh phúc cho bần đạo, được trao đổi y phục với đức Bổn Sư! Bần đạo sẵn sàng mặc tấm y vải thô vừa rách, vừa cũ nầy, do đức Phật trao tặng!"
 
Trong Tam Tạng, sự trao đổi y phục ấy, đã được xem như một "Vinh dự" lớn nhất mà đức Phật dành cho Ðại Ca Diếp! Vì ngoài ông ta, không một đệ tử thứ hai nào của đức Phật, được hân hạnh như thế!
 
Và sau lần trao đổi y phục ấy, Ðại Ca Diếp phát nguyện thường xuyên thọ hạnh tu đầu đà (Dhutanga) Một cách tu khổ hạnh, hạn chế sự đòi hỏi của xác thân rất hiệu nghiệm. Cách tu "Khổ hạnh" nầy có mười ba chi, gọi là mười ba pháp tu đầu đà, như sau:
 
Theo chú giải thì Sa-môn Ðại Ca Diếp, đã phát nguyện thọ hạnh đầu đà thường xuyên kể từ đó, để xứng đáng với sự tiếp nhận tấm y vải thô do đức Phật tự tay trao tặng.
 
Ðại Ca Diếp chính là vị Sa-môn đầu tiên, có dũng chí thực hiện mười ba pháp đầu đà, khi đức Phật chỉ dạy, đã phát triển tính tri túc, hạnh chối bỏ, và rèn luyện nghị lực giải thoát. Ông cũng là bậc gương mẫu thứ nhất trong hàng Tăng chúng, khiến cho hầu hết những đệ tử của ông đã noi gương ông tu hạnh đầu đà trọn đời! (Theo Anguttara Nikàya: Tăng Chi A Hàm).
 
Vào ngày thứ bảy sau khi gia nhập đạo Phật, Sa-môn Ðại Ca Diếp đắc quả A-la-hán, một phẩm Thánh cao nhất, đã giải thoát ông khỏi mọi phiền não thô thiển lẫn vi tế.