Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thập tự chinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thập tự chinh thứ nhất (1095 - 1099): viết hoa, replaced: Thổ nhĩ kỳ → Thổ Nhĩ Kỳ (2)
Dòng 27:
Tháng 9 năm [[1095]], [[Giáo hoàng Urbanô II|Giáo hoàng Urban II]] đã có một bài thuyết giảng tại [[Clermont]], miền nam nước [[Pháp]] kêu gọi giới [[quý tộc]] đảm nhiệm cuộc viễn chinh vào Đất Thánh. Lời kêu gọi này đã gây tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội [[phương Tây]] và dẫn đến một cuộc thập tự chinh mang tính đại chúng với sự tham gia đông đảo của [[nông dân]] và người nghèo ở miền bắc [[Pháp]] và châu thổ [[rhine|sông Rhine]] cùng với một số [[hiệp sĩ]] và [[Tu sĩ|tu sỹ]] vào tháng 2 năm 1096, được lãnh đạo bởi một thầy tu ẩn dật người Pháp tên là Piere l'Ermite. Đội quân đông đảo nhưng trang bị thô sơ và không được tổ chức tốt này tấn công người [[Do Thái]], từ Cologne (Đức) vượt qua [[Bulgaria]], [[Hungary]] rồi kéo đến [[Constantinopolis|Constantinople]]. Sau khi được hoàng đế [[Alexios I]] của [[Đế quốc Đông La Mã|Byzantine]] đưa qua eo [[Bosporus|Bosphorus]], họ nhanh chóng bị quân đội [[Thổ Nhĩ Kỳ]] đánh tan.
 
Ngay sau đó, một đội quân thực sự được tổ chức tốt do giới quý tộc lãnh đạo đã lên đường tiến hành cuộc thập tự chinh chính thức lần thứ nhất. Những chỉ huy gồm có: [[Robert xứ Normandy]] (con trai của [[William I của Anh|William the Conqueror]]); [[Godfrey xứ Bouillon]] cùng hai anh trai là [[Baldwin xứ Boulogne]] và [[Robert xứ Flanders]]; [[Raymon IV xứ Toulouse]]; [[Bohemond I xứ Antioch]], [[Tancred xứ Taranto]],... Họ dẫn đầu 4 đạo quân theo nhiều hành trình đường bộ và đường biển đến [[Constantinopolis|Constantinople]] năm [[1096]] và [[1097]] để từ đó tấn công [[nhà Seljuk ở Rum]]. Cuối tháng 4 năm [[1097]], đội quân thập tự chinh tiến vào lãnh thổ của [[nhà Seljuk ở Rum|người Seljuk]] và giành được thắng lợi đầu tiên trong [[trận Dorylaeum]]<ref>Dorylaeum: một thành phố cổ thuộc [[Tiểu Á]], phế tích của nó ở gần thành phố Eskisehir ngày nay.</ref> ngày [[1 tháng 7]] năm [[1097]]. Chiến thắng có tính chất bước ngoặt của thập tự quân là việc đánh chiếm thành phố cảng [[Antioch]]<ref>Antioch: một thành phố cổ ở địa điểm nay là thành phố Antakya, Thổ nhĩNhĩ kỳKỳ.</ref> và đã giành được thắng lợi sau cuộc vây hãm kéo dài 8 tháng, mở thông đường tiến về [[Jerusalem]]. Ngày [[7 tháng 6]] năm [[1099]], ''Thập tự quân'' tới [[Jerusalem]] và bắt đầu vây hãm thành phố. Ngày [[15 tháng 7]] năm [[1099]], thập tự quân đột kích chiếm [[Jerusalem]] và tàn sát các tín đồ [[Hồi giáo]], [[Do Thái giáo]] cũng như cả [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo Đông phương]]<ref>Mortimer Chambers,...; Tr. 317.</ref>. Trong khi đoàn quân chủ yếu tiến đến [[Antiochia]] và [[Jerusalem]] thì [[Baldwin xứ Boulogne]] tách đội quân của mình ra để chiếm [[Edessa]]<ref>Edessa: thành phố cổ phía nam Thổ nhĩNhĩ kỳKỳ, ở vị trí nay là Sanliurfa (Urfa)</ref>, nơi ông thiết lập ''Công quốc thập tự quân'' đầu tiên ở [[phương Đông]]. Sau đó với sự giúp đỡ của hạm đội của [[Venezia|Venice]] và [[Genova|Genoa]], Thập tự quân chiếm được toàn bộ bờ Đông [[Địa Trung Hải]] và thiết lập bá quốc Tripoli và một số tiểu quốc khác.
 
Kết quả của [[Cuộc thập tự chinh thứ nhất|Thập tự chinh thứ nhất]] là đã lập ra một loạt những ''Công quốc Thập tự quân'': [[Edessa]], [[Antioch]], [[Tripoli]]... và đặc biệt là [[Jerusalem]] trải rộng trên khắp vùng [[Cận Đông]].