Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Shiroyama”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 34:
Kế hoạch của Yamagata là đột kích lên vị trí của Saigo từ mọi hướng. Các đơn vị bị cấm tự ý tấn công nếu không nhận được lệnh từ cấp trên. Nếu một đơn vị rút lui khi có quân địch đuổi theo, các đơn vị bên cạnh phải bắn bừa bãi vào khu vực đó, giết cả quân mình nếu cần thiết, không để cho quân của Saigō chạy thoát.
 
Sau khi pháo binh cày xới đêm ngày [[24 tháng 9]], quân đội triều đình tràn lên núi sáng sớm hôm sau. Các võ sĩ samurai của Saigo xông lên tấn công hàng ngũ quân triều đình - vốn không được huấn luyện cận chiến bằng kiếm - dưới làn đạn lửa. Chỉ trong vài phút, hàng ngũ biến thành đống hỗn loạn. Với khả năng [[kenjutsu|kiếm thuật]] vượt trội, rõ ràng trong việc cận chiến thì các võ sĩ chiếm ưu thế so với quân đội triều đình vốn hầu như không có sự huấn luyện cổ điển nào cả. Quân đội của Saigō nắm thế chủ động trong một thời gian ngắn, nhưng bị đánh bật lại vì số lượng quân Triều đình quá đông. Cho đến 6 giớ sáng, Saigō Takamori chỉ còn 40 chiến binh, bản thân ông cũng bị thương ở [[động mạch đùi]] và dạ dày. Mất máu nhanh, ông tìm kiếm một nơi phù hợp để chết. Một trong những thuộc hạ trung thành nhất của ông, Beppu Shinsuke, mang ông xuống đồi thấp hơn một chút trên vai mình. Truyền thuyết nói rằng Beppu đã đóng vai một ''[[kaishakunin]]'' (''giới thác nhân'') và giúp Saigo mổ bụng tự sát (''[[seppuku]]'') trước khi ông bị bắt. Tuy vậy, nhưng bằng chứng khác lại mâu thuẫn với việc này, khẳng định rằng Saigo thực ra đã chết vì bị đạn bắn và sau đó Beppu cắt đầu của Saigo để bảo toàn danh dự của ông.
 
Sau cái chết của Saigō và Beppu, những võ sĩ cuối cùng rút kiếm và từ trên đồi xông thẳng đến các vị trí của quân triều đình cho đến khi người cuối cùng gục ngã vì đạn [[súng máy Gatling]]. Cuộc chiến tranh Tây Nam chấm dứt sau khi lực lượng của Saigō bị tiêu diệt trong trận này.