Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học kinh viện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
Là một chương trình, triết học kinh viện bắt đầu như là một nỗ lực hài hòa trên phần của các nhà tư tưởng Kitô giáo trung đại, để hài hòa các cơ quan khác nhau của truyền thống riêng của họ, và để hòa giải thần học Kitô giáo với triết học cổ đại, đặc biệt là của Aristotle và cả của Tân Platon.<ref>Particularly through Pseudo-Dionysius, Augustine, and Boethius, and through the influence of Plotinus and Proclus on Muslim philosophers. In the case of Aquinas, for instance, see Jan Aertsen, "Aquinas' philosophy in its historical setting" in ''The Cambridge Companion to Aquinas'', ed. Norman Kretzmann and Eleonore Stump (Cambridge: Cambridge University Press, 1993). Jean Leclerq, ''The Love of Learning and the Desire for God'' (New York: Fordham University Press, 1970).</ref>
==Tư tưởng==
Một cách khái quát có thể hiểu triết học kinh viện như một kiểu triết học tôn giáo, được đặc trưng bởi sự lệ thuộc có tính nguyên tắc vào thần học, sự liên kết các tín điều với phương pháp của lý trí và sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề lôgíc, nhất là lôgíc hình thức. Triết học này hình thành trong quá trình chuẩn hóa tri thức, diễn ra từ thế kỷ IX, nhưng cội nguồn của nó là triết học Hy Lạp cổ đại hậu kỳ, gắn liền với tên tuổi của Procles, người tập hợp, phân loại, hệ thống hóa các bài giảng của Platon thành các vấn đề chuyên biệt, liên kết các kết luận lý tính với các tiền đề mang yếu tố thần bí, phi lý. Giáo phụ trung cổ cũng có thể quy về triết học kinh viện, bởi lẽ nó cũng liên kết nội dung triết học với tín điều Kytô giáo. Sự phân chia này cũng hoàn toàn không thống nhất, chẳng hạn V. V. Xôcôlốp xác định sự hình thành triết học kinh viện ngay từ thế kỷ VI, nghĩa là sau thời kỳ phát triển mạnh của tư tưởng các Giáo phụ Kytô giáo, mà điển hình là Augustinus (V. V. Xôcôlốp : Triết học trung đại. Nxb Đại học, [[Moskva]], 1979, 97). Thuật ngữ triết học sĩ lâm có hai nghĩa :
* Nghĩa trực tiếp là thứ triết lý chính thống, dùng trong các trường học, theo một chương trình thống nhất từ trên xuống, lấy Thánh Kinh làm cơ sở thế giới quan.
 
Thuật* ngữ triết học Kinh viện có hai nghĩa:1) nghĩa trực tiếp là thứ triết học chính thống, dùng trong các trường học, theo một chương trình thống nhất từ trên xuống, lấy Kinh Thánh làm cơ sở thế giới quan; 2) nhữngNhững chân lý đã có sẵn trong Kinh thánh và các giáo điều thần học được triết lý hóa, đạt tới thứ tri thức uyên bác, chặt chẽ về lôgícluận lý trình bày, nhưng mang tính tư biện, tính sách vở, xa rời thực tiễn cuộc sống, do đó phê bình tính chất kinh viện cũng có nghĩa là phê bình tính chất “thuần túy sách vở” của tri thức. “Triết“''Triết học hầu như đã hoàn toàn bị đồng hóa với thần học tích cực; ngoài khuôn khổ ấy chỉ toàn là sai lầm và tà thuyết” (thuyết''”<ref>Lê Tôn Nghiêm, : ''Lịch sử triết học Tây phương'', quyển 2, Thời Thượng cổ và Trung cổ, Trung tâm sản xuất học liệu, Bộ Văn hóa, - Giáo dục và Thanh niên, [[Sài Gòn]], [[Việt Nam Cộng hòa]], 1975, tr. 588).</ref>.
 
Triết học kinh viện trải qua các giai đoạn sơ khai, cực thịnh và suy tàn, mất dần ảnh hưởng từ cuối thế kỷ XIV trước sự lớn mạnh của tư tưởng khoa học và nhân văn. Kinh viện sơ kỳ hình thành vào thế kỷ IX , nhưng phát triển mạnh nhất vào các thế kỷ XI – XII. Nó hình thành trong điều kiện văn minh phong kiến và quyền lực nhà thờ phát triển mạnh, chịu ảnh hưởn của chủ nghĩa Platon Augustin hóa, tiêu biểu là Anxenmơ xứ Kentơbri (1033 – 1109).
Dòng 16:
Vào thời kỳ này lần đầu tiên nổ ra tranh luận giữa hai quan điểm đối lập nhau xung quanh khái niệm cái phổ quát (universalis) – giữa duy thực (Xcốt Erigen, Guylamơ xứ Sampô) và duy danh (Rốtxêlin, Abơla), và cả quan điểm trung gian là duy khái niệm (conceptualism), đôi khi được đưa vào duy thực ôn hòa hoặc duy danh ôn hòa. Thực chất cuộc tranh luận này là gì? Triết học đã từ lâu nhận thấy rằng bằng các cơ quan cảm giác con người chỉ cảm thụ được các sự vật đơn nhất. Nhưng đồng thời trong ngôn ngữ và tư duy các khái niệm chung, những universalis cũng đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ ở đó những thuộc tính chung nhất của sự vật cấu kết lại: con người, động vật, cây cối… Từ đó xuất hiện câu hỏi: “Thế nào là cái chung (universalis)? Có phải đó chỉ là từ ngữ, tên gọi? Hay cái chung tồn tại, hiện thực, tự thân?”. Trong quá trình tranh luận về ý nghĩa của các khái niệm “cái chung” và “cái cụ thể”, “cái phổ quát” và “cái đơn nhất” đã hình thành những khuynh hướng cơ bản của triết học trung cổ, được biết đến dưới tên gọi duy danh và duy thực. Các nhà duy danh (xuất phát từ tiếng La tinh nomia là “tên gọi”) cho rằng chỉ có các khái niệm cụ thể, phản ánh các sự vật đơn nhất, cá biệt mới có nghĩa, mới chân thực. Chẳng hạn, chúng ta nghĩ, hay nói về những con người đơn nhất đang tồn tại, mà không nói, hay nói về một cái gì đó phù hợp với khái niệm “loài người”. Từ “loài người” chỉ là những âm sắc trống rỗng, thoáng qua, là tên gọi. Tương tự như vậy không tồn tại “tính ngựa”, mà chỉ có những con ngựa cụ thể, đơn nhất, không tồn tại một cái gì đó phù hợp với khái niệm “thông thái”, mà chỉ có những nhà thông thái cụ thể, cá biệt: Socrate, Platon, Aristote. Tóm lại, theo thuyết duy danh cái phổ quát (univesalis) chỉ tồn tại trong trí tuệ con người, là “tên gọi”, không thể hiện tồn tại thực sự của thế giới muôn vẻ. Ngược lại, các nhà duy thực (xuất phát từ tiếng Latinh hậu kỳ realis là “thuộc về vật chất thực tại”) cho rằng chỉ có những khái niệm chung mới là những cái có trước, có ý nghĩa, còn các sự vật đơn nhất là những cái có sau, xuất phát từ các khái niệm chung. Chẳng hạn, theo Thomas Aquinas, “Thượng đế” là cái khởi đầu, cơ sở, đồng thời là cái tuyệt đối, khuôn mẫu lý tưởng cho toàn bộ sự hiện hữu đơn nhất. Platon là người đặt nền móng cho thuyết duy thực.
 
Dù hình thành trong khuôn khổ triết học kinh viện, thuyết duy danh đã báo trước sự xung đột tương lai giữa triết học tôn giáo và triết học khoa học, chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy nghiệm và chủ nghĩa duy lý. Thuyết duy danh là người báo trước của triết học Phục hưng và Cận đại. Nhằm khắc phục tính chất cực đoan của cả duy danh lẫn duy thực (duy danh đề cao cái đơn nhất, duy thực tuyệt đối hóa cái chung) trong triết học ttrung cổ đã hình thành phương án thứ ba, thuyết khái niệm (conceptualism, xuất phát từ tiếng Latin conceptus là khái niệm, hay kết hợp, giản ước v.v). Sau này, theo nhà thần học kinh viện người Xcốtlen Đơn Xcốt (1266-1308) mỗi sự vật đều là sự thống nhất cái chung và cái riêng. Cái chung tồn tại thực, nhưng chỉ trong các sự vật, nghĩa là phản ánh bản chất của chúng. Học thuyết của ông gần với học thuyết của Aristote về sự vật như sự thống nhất vật chất (thể chất) và hình thức (mô thức).
 
Nhằm khắc phục tính chất cực đoan của cả duy danh lẫn duy thực (duy danh đề cao cái đơn nhất, duy thực tuyệt đối hóa cái chung) trong triết học ttrung cổ đã hình thành phương án thứ ba, thuyết khái niệm (conceptualism, xuất phát từ tiếng Latin conceptus là khái niệm, hay kết hợp, giản ước v.v). Sau này, theo nhà thần học kinh viện người Xcốtlen Đơn Xcốt (1266-1308) mỗi sự vật đều là sự thống nhất cái chung và cái riêng. Cái chung tồn tại thực, nhưng chỉ trong các sự vật, nghĩa là phản ánh bản chất của chúng. Học thuyết của ông gần với học thuyết của Aristote về sự vật như sự thống nhất vật chất (thể chất) và hình thức (mô thức).
 
Trong thời kỳ sơ khai triết học kinh viện tuyên bố mình như phái đối lập không chỉ với học thuyết của những nhà “dị giáo”, mà cả với những đại diện của cái gọi là đức tin thuần túy, tức phái chủ trương không chấp nhận vai trò của lý trí. Thời cực thịnh diễn ra vào các thế kỷ XII – XIII, phát triển trong các trường đại học trung cổ, mà trung tâm chung là Đại học Paris. Chủ nghĩa Platon dần dần bị thay bằng chủ nghĩa Aristote. Ngay trong phạm vi của chủ nghĩa Aristote đã có sự phân biệt giữa một bên là chủ nghĩa Averroes (tên gọi Latinh của Ibi Rútsđơ, người Marốc) là học thuyết phủ nhận thực tại của linh hồn cá nhân và tuyên truyền về linh hồn trí tuệ hư vị duy nhất trong tất cả mọi thực thể, và một bên là khuynh hướng chính thống của triết học kinh viện, đem bản thể luận của Aristote tuân phục quan điểm Kytô giáo về Thượng đế hữu vị, linh hồn hữu vị và vũ trụ được tạo hóa, điển hình là Albert Cả và đặc biệt Thomas Aquinas). Thời kỳ suy tàn giới hạn trong hai thế kỷ XIII – XIV, là thời kỳ của chế độ phong kiến phát triển, dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt trong sinh hoạt tinh thần. Đơn Xcốt (Duns Scotus) đem đối lập ý chí luận của mình với chủ nghĩa Thomas, đồng thời quan tâm đặc biệt đến tồn tại cá thể. Những đại diện đối lập của thời kỳ này, nhất là Ốccam (Occam), hướng đến thuyết “hai chân lý”, đòi phế bỏ sự hòa hợp giữa niềm tin và lý trí, dần dần đẩy triết học kinh viện ra ngoại diên của hoạt động trí tuệ. Vào các thế kỷ XVI – XVII những toan tính phục hồi triết học kinh viện đã bất thành trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa duy lý và sự phát triển tri thức khoa học.
Hàng 60 ⟶ 58:
Cũng như Aristote, Thomas cho rằng mọi nhận thức đều diễn ra trong chủ thể nhờ tiếp thu sự tác động của hình ảnh khách thể. Không phải mọi tồn tại của khách thể đều được chủ thể tiếp nhận, mà chủ thể chỉ tiếp nhận trong khách thể những cái gì đó giống với chủ thể, tức hình ảnh của sự vật, chứ không phải chính bản thân sự vật. Xuất phát từ quan điểm về tính tích cực của “hình thức”, Thomas phân biệt “hình thức lý tính” và “hình thức cảm tính”. Cái thứ nhất tác động đến trí năng, làm cho nó trở nên tích cực hơn trong nhận thức bản chất bên trong của đối tượng; cái thứ hai tác động đến cảm giác, giúp nhận thức một cách đầy đủ hơn bề ngoài của các sự vật như hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị…Trong quan điểm về tri thức, Thomas xem chủ nghĩa kinh nghiệm Aristote là “yếu tố phù hợp” với học thuyết Thiên Chúa giáo chính thống, do đó không cần đến “phướng án Ảrập” của Averoes. Tri thức cảm tính là biểu hiện đầu tiên của “tri thức tự nhiên” (naturalis cognitio). Linh hồn con người có tính chất lý tính, phi vật thể và bất tử, hàm chứa trong mình cả tư duy và ý chí. Song, xét đến cùng, hoạt động nhận thức để đạt đến sự trừu tượng hóa cần loại trừ những sự kiện cảm tính, thay bằng năng lực lý trí (intellectus), là cái vượt lên trên trí năng (ratio). Tất cả những năng lực này đều gắn liền với các chất liệu do nhận thức cảm tính đem đến. Nó diễn ra một cách tất yếu, nhưng không vì linh hồn bất tử với tính cách là linh hồn lý tính, mà vì tính khả tử với tính cách là linh hồn cảm tính. Trong sự phân tầng cảm tính thì vị trí thấp nhất thuộc về cảm tính bên ngoài với xúc giác, vị giác, khứu giác. Thính giác và thị giác chiếm vị trí cao hơn. Ở nấc thang cảm tính, nhận thức con người tỏ ra thụ động, mô phỏng đối tượng. Tiếp đó Thomas đưa ra những hình ảnh cảm tính (species sensibiles), nơi mà các dấu hiệu của các sự vật hiện diện một cách đầy đủ. Từ đây bắt đầu sự phi vật chất hóa khách thể, nhờ đó mà nó tác động được đến linh hồn lý trí. Cảm tính bên trong (sensus interiores) là nấc trang tiếp theo của sự thiết lập các hình ảnh cảm tính, bao gồm ký ức, biểu tượng, “cảm giác chung”, là cái làm cho tính vô trật tự của các hình ảnh cảm tính dưới tác động của cảm giác bên ngoài trở nên trật tự về mặt không – thời gian. Quá trình trừu tượng hóa biến các hình ảnh cảm tính thành các hình ảnh trí tuệ, thành các khái niệm. Sự kết hợp và phân chia các khái niệm tạo nên những phán đoán khẳng định và phủ định, còn suy luận là sự liên kết các phán đoán ấy. Đó là chức năng của giác tính (trí năng). Nấc thang cao nhất của nhận thức là “lý tính tích cực”, được hiểu như ánh sáng của Thượng đế, chứa đựng một số nguyên tắc tiên thiên, siêu nghiệm. Thiếu lý tính tích cực sẽ không có quá trình nhận thức tự nhiên. Nhận thức tối cao, siêu việt do Thượng đế thực hiện, đó là nhận thức xuất phát từ chính bản chất của Thượng đế. Nhận thức của con người xuất phát từ các hình ảnh cảm tính, còn nhận thức của Thượng đế, của các thiên thần, là nhận thức siêu tự nhiên. Con người khó đạt đến sự nhận thức đầy đủ về linh hồn và về Thượng đế. Hạn chế này chính là hạn chế mang tính lịch sử – tự nhiên của thế giới thụ tạo.
 
Thomas hiểu chân lý như sự đồng thuận, hòa hợp, hài hòa giữa lý tính và sự vật. Chân lý tối cao thuộc về Thượng đế. “Thần học tự nhiên” của Thomas chứng minh tín điều cơ bản của tín ngưỡng Kytô giáo về sự tồn tại tất yếu tuyệt đối của Thượng đế. Công việc này trước đây các Giáo phụ đã thực hiện, song chưa thực sự thuyết phục. Những bất cập của các quan điểm thời trước về hiện hữu của Thượng đế được Thomas chỉ ra trong Thượng đế học như sau: hệ thống thứ nhất chủ trương sự hiện hữu của Thượng đế không phải là đối tượng của sự chứng minh, vì tri thức tự nhiên về Thượng đế đã được khắc vào ý thức của mọi người. Hệ thống thứ hai là hệ thống của Anselm, chủ trương mệnh đề nào một khi lĩnh hội là xác thực, tất sẽ là mệnh đề hiển nhiên, chẳng hạn mệnh đề “Thượng đề hiện hữu” là mệnh đề hiển nhiên, bởi xét thấy không có mệnh đề nào khác biểu thị lớn hơn mệnh đề này. Hệ thống thứ ba đơn giản là sự khẳng định một chân lý hiển nhiên mà ai cũng thừa nhận, không cần bàn cãi. Thomas bác bỏ cả ba hệ thống này do tính chất thiếu chặt chẽ của chúng. Do chỗ lý trí của nhân loại tương tự như lý trí của Thượng đế, nên hoạt động tinh thần của con người tạo nên các thang bậc hướng đến Thượng đế. Như vậy các chứng lý về tồn tại của Thượng đế phải thực sự thuyết phục căn cứ vào chính trật tự tự nhiên và ánh sáng của lý trí.
Thomas hiểu chân lý như sự đồng thuận, hòa hợp, hài hòa giữa lý tính và sự vật. Chân lý tối cao thuộc về Thượng đế.
 
“Thần học tự nhiên” của Thomas chứng minh tín điều cơ bản của tín ngưỡng Kytô giáo về sự tồn tại tất yếu tuyệt đối của Thượng đế. Công việc này trước đây các Giáo phụ đã thực hiện, song chưa thực sự thuyết phục. Những bất cập của các quan điểm thời trước về hiện hữu của Thượng đế được Thomas chỉ ra trong Thượng đế học như sau: hệ thống thứ nhất chủ trương sự hiện hữu của Thượng đế không phải là đối tượng của sự chứng minh, vì tri thức tự nhiên về Thượng đế đã được khắc vào ý thức của mọi người. Hệ thống thứ hai là hệ thống của Anselm, chủ trương mệnh đề nào một khi lĩnh hội là xác thực, tất sẽ là mệnh đề hiển nhiên, chẳng hạn mệnh đề “Thượng đề hiện hữu” là mệnh đề hiển nhiên, bởi xét thấy không có mệnh đề nào khác biểu thị lớn hơn mệnh đề này. Hệ thống thứ ba đơn giản là sự khẳng định một chân lý hiển nhiên mà ai cũng thừa nhận, không cần bàn cãi. Thomas bác bỏ cả ba hệ thống này do tính chất thiếu chặt chẽ của chúng. Do chỗ lý trí của nhân loại tương tự như lý trí của Thượng đế, nên hoạt động tinh thần của con người tạo nên các thang bậc hướng đến Thượng đế. Như vậy các chứng lý về tồn tại của Thượng đế phải thực sự thuyết phục căn cứ vào chính trật tự tự nhiên và ánh sáng của lý trí.
 
Thomas nêu ra năm chứng cứ lôgíc về sự tồn tại của Thượng đế, hay năm con đường từ thế giới đến Thượng đế. Chứng cứ thứ nhất, được Thomas xem là chứng cứ “rõ ràng nhất”, căn cứ trên khái niệm vận động (ex motu), theo đó tất cả những gì vận động đều do một vật khác nào đó tác động. Nhưng tất cả những gì làm cho cái khác vận động, không thể cùng lúc vận động. Như vậy, xét đến cùng, phải có một tồn tại (hữu thể) làm cho vật khác vận động mà không ở trong trạng thái vận động, tức là bất dịch, bất biến và làm nguồn gốc cho mọi vận động, đó là Thượng đế. Chứng cứ thứ hai căn cứ trên khái niệm nguyên nhân tác thành (ex ratione causae efficientis). Theo Thomas, trong các sự vật khả giác có nhiều nguyên nhân tác thành đối với sự tồn tại của chúng. Nhưng trong chuỗi nguyên nhân nối tiếp nhau cần phải có một nguyên nhân tác thành đầu tiên và toàn diện cho tồn tại, đó là Thượng đế. Chứng cứ thứ ba căn cứ trên khái niệm ngẫu nhiên (hay khả năng) và tất yếu [ex contingente (posibili) et necessario]. Sự quan sát những biến đổi liên tục diễn ra trong thế giới, dẫn đến kết luận về vô số những ngẫu nhiên ở các sự vật, hiện tượng. Nhưng thế giới không thể là ngẫu nhiên, nghĩa là không có bất kỳ nguyên nhân nào. Nó đòi hỏi quan niệm về một nguyên nhân tất yếu tuyệt đối nào đó – chính là Thượng đế. Chứng cứ thứ tư căn cứ trên quan niệm về tính hoàn thiện của thế giới theo những cấp độ khác nhau (ex gradibus perfectionis), theo đó tất cả các sự vật, hiện tượng, con người đều đạt được cấp độ khác nhau về sắc đẹp, hạnh phúc, sự hoàn thiện, nhưng cấp độ hoàn thiện ấy được đo lường bằng một thước đo tuyệt đối, một giới hạn của tất cả những phẩm chất – đó là Thượng đế. Thomas còn giải thích thêm: cái đẹp, cái thiện, tri thức… tự thân không có giới hạn, và nhất là không có giới hạn ở người này hay người khác, vì các giới hạn luôn thay đổi, chẳng hạn tri thức phát triển, đạo đức tăng hay giảm. Vì thế, một vật hoàn hảo gặp giới hạn này hay giới hạn khác, không phải tự thân và nội khởi, mà theo tha khởi, bởi nguyên nhân bên ngoài. Mọi vật và mọi vận động đòi hỏi phải có nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân ấy là Thượng đế, một hiện thể thuần túy. Chứng cứ thứ năm căn cứ trên quan niệm về tính hợp lý của thế giới, hay chứng cứ về sự điều khiển thế giới bởi Thượng đế (ex gubernatione rerum). Trong vũ trụ mục đích có khá nhiều, cũng như sự vận động, biến đổi vậy. Bất cứ sự vận động nào cũng nhằm một phương hướng, một mục đích nhất định. Nguyên nhân mục đích là nguyên nhân của các nguyên nhân. Chứng cứ thứ năm làm sáng tỏ tính mục đích trong vũ trụ để kết luận có một trí năng làm nguyên nhân cho tính mục đích đó. Trí năng này là Thượng đế. Vì thế chứng cứ này còn gọi là chứng cứ do trật tự của vũ trụ, hay chứng cứ do sự điều khiển trong vũ trụ. Thomas còn giải thích thêm rằng, tính mục đích phổ quát hướng vạn vật về Thượng đế đã được ghi nhận bằng chính tiến trình tự nhiên – lịch sử. Thượng đế sắp đặt để hướng về Ngài, các cơ thể hữu hình và cơ thể tâm linh, mà trí năng nhân loại không xếp đặt và tổ chức được. Ý chí con người, một cách tất nhiên, hướng về sự thiện tối cao như cứu cánh và hạnh phúc vô hạn. Ngay cả từ góc độ lôgíc thuần túy, các chứng cứ vừa nêu vẫn bộc lộ không ít sơ hở, song đối với các tín đồ trong suốt bao thế kỷ chúng tỏ ra hết sức thuyết phục.
 
Ngoài ra Thomas còn đưa ra một chứng cứ khác, được gọi là chứng cứ căn cứ vào trật tự luân lý; nó là tương quan của ý chí đối với mục đích tối hậu. Sự ràng buộc này được coi là nguyên lý tuyệt đối, theo đó con người phải làm điều thiện và tránh điều ác. Nếu công nhận sự ràng buộc luận lý có tính chất tuyệt đối, thì phải công nhận sự hiện hữu của một thực thể tuyệt đối tự thân. Theo Thomas, sự xếp đặt mà Thượng đế dành cho các thụ tạo được gọi là pháp luật vĩnh cửu. Luật này khi đến với con người, biến thành cái tất yếu trong quan hệ luân lý, gọi là luật tự nhiên, mà điều khoản đầu tiên của nó là làm điều lành tránh điều ác. Do đó, Thánh Thomas nhấn mạnh, chúng ta cần hướng về sự thiện, cảm nhận rằng Thượng đế toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ làm đối tượng cho các bản thể thụ tạo. Trí năng thụ tạo hướng về Thượng đế toàn chân như thính giác hướng về âm thanh; ý chí thụ tạo hướng về Thượng đế toàn thiện, toàn mỹ như thị giác hướng về màu sắc. Sự thực hiện đầy đủ pháp luật là niềm tôn kính dâng lên Thượng đế như nhà lập pháp tối cao.