Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học kinh viện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
'''Triết học kinh viện''' hoặc '''Triết học sĩ lâm'''<ref name="de Ridder-Symoens 1992, 47–55">de Ridder-Symoens 1992, pp. 47–55</ref> ({{lang-de|Scholastik}}, {{lang-fr|Scolastique}}, {{lang-ru|Схоластика}}) phát xuất từ '''σχολαστικός''' trong tiếng [[Hi Lạp cổ đại]] là '''Scholasticus''', có nghĩa "nhàn hạ", "cống hiến thì gian nhàn hạ của mình cho khoa học", [[Latin]] hóa '''scholasticus''' "thuộc về trường học, đại học".
==Lịch sử==
Triết học sĩ lâm không đơn thuần là triết lý hay một môn thần học mà là phương pháp học tập, vì nó nhấn mạnh về lý luận [[biện chứng]] để mở rộng kiến thức bằng cách [[suy luận]] và giải quyết [[mâu thuẫn]]. Suy nghĩ kinh viện cũng được biết đến với phân tích khái niệm nghiêm ngặt và việc rút ra một cách cẩn thận các khác biệt. Trong lớp học và trong viết văn, nó thường có dạng rõ ràng của một cuộc tranh luận; một chủ đề được rút ra từ truyền thống được đề cập trong hình thức của một câu hỏi, những câu trả lời đối lập được đưa ra, một đề nghị phản lại được tranh luận và các lập luận đối ngược bị bác bỏ. Bởi vì sự nhấn mạnh vào phương pháp biện chứng nghiêm ngặt, triết học kinh việnlâm cuối cùng đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Nó vừa là phương pháp vừa là một hệ thống hướng tới việc hòa trộn [[thần học Ki-tô giáo]] của các vị [[Giáo phụ]] với [[triết học Hy Lạp]] của [[Aristoteles|Aristotle]]. Triết học kinh viện phát triển khởi đầu từ các tu viện Kitô tới các đại học đầu tiên ở châu Âu.<ref>See Steven P. Marone, "Medieval philosophy in context" in A. S. McGrade, ed., ''The Cambridge Companion to Medieval Philosophy'' (Cambridge: Cambridge University Press, 2003). On the difference between scholastic and medieval monastic postures towards learning, see Jean Leclercq, ''The Love of Learning and the Desire for God'' (New York: Fordham University Press, 1970) esp. 89; 238ff.</ref> Các tổ chức đầu tiên ở phương Tây được coi là trường đại học được thành lập tại [[Ý]], [[Pháp]], [[Tây Ban Nha]] và [[Anh]] vào cuối thế kỷ 11 và 12 cho các nghiên cứu về [[Giáo dục các môn khai phóng]], [[pháp luật]], [[y học]], và [[thần học]],<ref name="de Ridder-Symoens 1992, 47–55">de Ridder-Symoens 1992, pp. 47–55</ref> như [[Schola Medica Salernitana]], trường Đại học Bologna, và Đại học Paris. Rất khó để xác định ngày mà tại đó chúng đã trở thành các trường đại học thực sự. Là một chương trình, triết học kinh viện bắt đầu như là một nỗ lực hài hòa trên phần của các nhà tư tưởng Kitô giáo trung đại, để hài hòa các cơ quan khác nhau của truyền thống riêng của họ, và để hòa giải thần học Kitô giáo với triết học cổ đại, đặc biệt là của Aristotle và cả của Tân Platon<ref>Particularly through Pseudo-Dionysius, Augustine, and Boethius, and through the influence of Plotinus and Proclus on Muslim philosophers. In the case of Aquinas, for instance, see Jan Aertsen, "Aquinas' philosophy in its historical setting" in ''The Cambridge Companion to Aquinas'', ed. Norman Kretzmann and Eleonore Stump (Cambridge: Cambridge University Press, 1993). Jean Leclerq, ''The Love of Learning and the Desire for God'' (New York: Fordham University Press, 1970).</ref>.
==Tư tưởng==
Một cách khái quát có thể hiểu triết học kinh viện như một kiểu triết học tôn giáo, được đặc trưng bởi sự lệ thuộc có tính nguyên tắc vào thần học, sự liên kết các tín điều với phương pháp của lý trí và sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề lôgíc, nhất là lôgíc hình thức. Triết học này hình thành trong quá trình chuẩn hóa tri thức, diễn ra từ thế kỷ IX, nhưng cội nguồn của nó là triết học Hy[[Hi Lạp cổ đại]] hậu kỳ, gắn liền với tên tuổi của Procles, người tập hợp, phân loại, hệ thống hóa các bài giảng của Platon thành các vấn đề chuyên biệt, liên kết các kết luận lý tính với các tiền đề mang yếu tố thần bí, phi lý. Giáo phụ trung cổ cũng có thể quy về triết học kinh viện, bởi lẽ nó cũng liên kết nội dung triết học với tín điều Kytô giáo. Sự phân chia này cũng hoàn toàn không thống nhất, chẳng hạn V. V. XôcôlốpShokolov xác định sự hình thành triết học kinh viện ngay từ thế kỷ VI, nghĩa là sau thời kỳ phát triển mạnh của tư tưởng các Giáo phụ Kytô giáo, mà điển hình là Augustinus (<ref>V. V. Xôcôlốp :Shokolov, ''Triết học trung đại.'', Nxb Đại học, [[Moskva]], 1979, 97).</ref>. Thuật ngữ triết học sĩ lâm có hai nghĩa :
*# Nghĩa trực tiếp là thứ triết lý chính thống, dùng trong các trường học, theo một chương trình thống nhất từ trên xuống, lấy Thánh Kinh làm cơ sở thế giới quan.
*# Những chân lý đã có sẵn trong Kinh thánh và các giáo điều thần học được triết lý hóa, đạt tới thứ tri thức uyên bác, chặt chẽ về luận lý trình bày, nhưng mang tính tư biện, tính sách vở, xa rời thực tiễn cuộc sống, do đó phê bình tính chất kinh viện cũng có nghĩa là phê bình tính chất “thuần túy sách vở” của tri thức. “''Triết học hầu như đã hoàn toàn bị đồng hóa với thần học tích cực; ngoài khuôn khổ ấy chỉ toàn là sai lầm và tà thuyết''”<ref>Lê Tôn Nghiêm, ''Lịch sử triết học Tây phương'', quyển 2, Thời Thượng cổ và Trung cổ, Trung tâm sản xuất học liệu, Bộ Văn hóa - Giáo dục và Thanh niên, [[Sài Gòn]], [[Việt Nam Cộng hòa]], 1975, tr. 588.</ref>.
 
Triết học kinh việnlâm trải qua các giai đoạn sơ khai, cực thịnh và suy tàn, mất dần ảnh hưởng từ cuối thế kỷ XIV trước sự lớn mạnh của tư tưởng khoa học và nhân văn. Kinh việnlâm triết lý sơ kỳ hình thành vào thế kỷ IX , nhưng phát triển mạnh nhất vào các thế kỷ XI – XII. Nó hình thành trong điều kiện văn minh phong kiến và quyền lực nhà thờ phát triển mạnh, chịu ảnh hưởn của chủ nghĩa Platon Augustin hóa, tiêu biểu là Anxenmơ xứ Kentơbri (1033 – 1109).
 
Vào thời kỳ này lần đầu tiên nổ ra tranh luận giữa hai quan điểm đối lập nhau xung quanh khái niệm cái phổ quát (universalis) – giữa duy thực (Xcốt Erigen, Guylamơ xứ Sampô) và duy danh (Rốtxêlin, Abơla), và cả quan điểm trung gian là duy khái niệm (conceptualism), đôi khi được đưa vào duy thực ôn hòa hoặc duy danh ôn hòa. Thực chất cuộc tranh luận này là gì? Triết học đã từ lâu nhận thấy rằng bằng các cơ quan cảm giác con người chỉ cảm thụ được các sự vật đơn nhất. Nhưng đồng thời trong ngôn ngữ và tư duy các khái niệm chung, những universalis cũng đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ ở đó những thuộc tính chung nhất của sự vật cấu kết lại: con người, động vật, cây cối… Từ đó xuất hiện câu hỏi: “Thế nào là cái chung (universalis)? Có phải đó chỉ là từ ngữ, tên gọi? Hay cái chung tồn tại, hiện thực, tự thân?”. Trong quá trình tranh luận về ý nghĩa của các khái niệm “cái chung” và “cái cụ thể”, “cái phổ quát” và “cái đơn nhất” đã hình thành những khuynh hướng cơ bản của triết học trung cổ, được biết đến dưới tên gọi duy danh và duy thực. Các nhà duy danh (xuất phát từ tiếng La tinh nomia là “tên gọi”) cho rằng chỉ có các khái niệm cụ thể, phản ánh các sự vật đơn nhất, cá biệt mới có nghĩa, mới chân thực. Chẳng hạn, chúng ta nghĩ, hay nói về những con người đơn nhất đang tồn tại, mà không nói, hay nói về một cái gì đó phù hợp với khái niệm “loài người”. Từ “loài người” chỉ là những âm sắc trống rỗng, thoáng qua, là tên gọi. Tương tự như vậy không tồn tại “tính ngựa”, mà chỉ có những con ngựa cụ thể, đơn nhất, không tồn tại một cái gì đó phù hợp với khái niệm “thông thái”, mà chỉ có những nhà thông thái cụ thể, cá biệt: Socrate, Platon, Aristote. Tóm lại, theo thuyết duy danh cái phổ quát (univesalis) chỉ tồn tại trong trí tuệ con người, là “tên gọi”, không thể hiện tồn tại thực sự của thế giới muôn vẻ. Ngược lại, các nhà duy thực (xuất phát từ tiếng Latinh hậu kỳ realis là “thuộc về vật chất thực tại”) cho rằng chỉ có những khái niệm chung mới là những cái có trước, có ý nghĩa, còn các sự vật đơn nhất là những cái có sau, xuất phát từ các khái niệm chung. Chẳng hạn, theo Thomas Aquinas, “Thượng đế” là cái khởi đầu, cơ sở, đồng thời là cái tuyệt đối, khuôn mẫu lý tưởng cho toàn bộ sự hiện hữu đơn nhất. Platon là người đặt nền móng cho thuyết duy thực.
Dòng 18:
Trong thời kỳ sơ khai triết học kinh viện tuyên bố mình như phái đối lập không chỉ với học thuyết của những nhà “dị giáo”, mà cả với những đại diện của cái gọi là đức tin thuần túy, tức phái chủ trương không chấp nhận vai trò của lý trí. Thời cực thịnh diễn ra vào các thế kỷ XII – XIII, phát triển trong các trường đại học trung cổ, mà trung tâm chung là Đại học Paris. Chủ nghĩa Platon dần dần bị thay bằng chủ nghĩa Aristote. Ngay trong phạm vi của chủ nghĩa Aristote đã có sự phân biệt giữa một bên là chủ nghĩa Averroes (tên gọi Latinh của Ibi Rútsđơ, người Marốc) là học thuyết phủ nhận thực tại của linh hồn cá nhân và tuyên truyền về linh hồn trí tuệ hư vị duy nhất trong tất cả mọi thực thể, và một bên là khuynh hướng chính thống của triết học kinh viện, đem bản thể luận của Aristote tuân phục quan điểm Kytô giáo về Thượng đế hữu vị, linh hồn hữu vị và vũ trụ được tạo hóa, điển hình là Albert Cả và đặc biệt Thomas Aquinas). Thời kỳ suy tàn giới hạn trong hai thế kỷ XIII – XIV, là thời kỳ của chế độ phong kiến phát triển, dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt trong sinh hoạt tinh thần. Đơn Xcốt (Duns Scotus) đem đối lập ý chí luận của mình với chủ nghĩa Thomas, đồng thời quan tâm đặc biệt đến tồn tại cá thể. Những đại diện đối lập của thời kỳ này, nhất là Ốccam (Occam), hướng đến thuyết “hai chân lý”, đòi phế bỏ sự hòa hợp giữa niềm tin và lý trí, dần dần đẩy triết học kinh viện ra ngoại diên của hoạt động trí tuệ. Vào các thế kỷ XVI – XVII những toan tính phục hồi triết học kinh viện đã bất thành trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa duy lý và sự phát triển tri thức khoa học.
 
Một trong những nhà triết học kinh viện đầu tiên là Giôhan Xcốt Erighen (Johannes Scotus Eriegena, 810 – 877), người Ailen, nhưng sinh sống tại Pháp. Eriegena được nhà vua nước Pháp xem là một nhân vật đặc biệt về trí tuệ, nhưng lạ lùng trong tư tưởng. Ông đánh giá cao Augustin, nhưng không xem hệ thống Augustin là mẫu mực của quan điểm Kytô giáo, xem Hy Lạp là quê hương tinh thần, nhưng bài xích triết học “dị giáo”, chỉ dành sự tôn trọng đối với chủ nghĩa Platon và Platon mới, từng được các Giáo phụ “làm mới” theo các chuẩn mực của Kytô giáo. Eriegena viết nhiều tác phẩm, trong đó tác phẩm chính là "Về sự phân chia của tự nhiên" (De divisione naturae), có chứa đựng yếu tố phiếm thần luận, thống nhất Thượng đế và thế giới vào khái niệm “thực tại”, hay “tự nhiên”, trải qua bốn giai đoạn của sự tự vận động biện chứng :
# “Tự nhiên sáng tạo và không được sáng tạo”, nghĩa là Thượng đế như cội nguồn của tất cả các sự vật.
 
# "Tự nhiên được sáng tạo và sáng tạo”, nghĩa là thế giới ý niệm của Platon, thể hiện trong trí tuệ Thượng đế.
Eriegena viết nhiều tác phẩm, trong đó tác phẩm chính là "Về sự phân chia của tự nhiên" (De divisione naturae), có chứa đựng yếu tố phiếm thần luận, thống nhất Thượng đế và thế giới vào khái niệm “thực tại”, hay “tự nhiên”, trải qua bốn giai đoạn của sự tự vận động biện chứng:1) “tự nhiên sáng tạo và không được sáng tạo”, nghĩa là Thượng đế như cội nguồn của tất cả các sự vật; 2) "tự nhiên được sáng tạo và sáng tạo”, nghĩa là thế giới ý niệm của Platon, thể hiện trong trí tuệ Thượng đế; 3) “tự nhiên được sáng tạo và không sáng tạo”, nghĩa là thế giới của các sự vật đơn nhất; 4) "tự nhiên không được sáng tạo và không sáng tạo”, nghĩa là một lần nữa Thượng đế, nhưng đã như mục đích cuối cùng của tất cả các sự vật, kết thúc một quá trình thế giới. Eriegena hiểu Thượng đế không như cá thể, được mô tả tương tự cá thể người, mà như tồn tại hiện diện ở tất cả và không thể nhận biết cả chính mình trong thế giới vật thể:"Thượng đế không biết về mình, rằng Thượng đế tồn tại, bởi lẽ Thượng đế không phải là bất kỳ một “cái gì”. Tất cả đều xuất phát từ Thượng đế và trở về với Thượng đế. Con người, theo Eriegena, là một tiểu vũ trụ đặc biệt, trong mỗi cá thể đều tái hiện các thang bậc cơ bản của tự nhiên thông qua quá trình trải nghiệm của tình cảm và lý trí. Tương tự, ba quan năng của con người, tính từ trên xuống – lý trí, trí năng và năng lực cảm tính – là sự thể hiện hình ảnh Chúa Ba ngôi. Sự hợp nhất với Thượng đế diễn ra theo sáu bước:1) thân xác phân huỷ, linh hồn được giải thoát; 2) thân xác phục sinh; 3) sự chuyển biến thành tinh thần; 4) trở về với thế giới ý niệm; 5) chiêm ngưỡng chân lý, ý niệm như Thượng đế; 6) hợp nhất cùng Thượng đế. Ở phương diện lý luận nhận thức, Eriegena kế thừa học thuyết ý niệm của Platon, nhấn mạnh ưu thế của cái phổ biến trước cái đơn nhất. Ông là một trong những người sáng lập phái duy thực, theo đó cái phổ biến, hay cái chung, có trước cái đơn nhất, là cơ sở của nó, đồng thời là bản chất của toàn bộ thế giới các sự vật khả giác. Ở phương diện đạo đức Eriegena một mặt kế thừa quan điểm Kytô giáo về sự xung đột thiện ác, mặt khác phủ nhận sự hiện diện thực tế của cái ác, xem nó chỉ như “không là gì cả”, như sự tự phủ định của mình. Nhưng chính cách hiểu đó đã gây phản ứng đối với nhà thờ, bị kết án là kẻ cô đơn torng thế giới Kytô giáo, thậm chí là tà giáo. Năm 1225 Giáo hoàng Hônôri II đã ra lệnh đốt sách của ông. Sau đó khoảng 7 năm xuất hiện một số bài minh oan cho ông, song khuynh hướng phiếm thần luận vẫn bị chỉ trích gay gắt.
# “Tự nhiên được sáng tạo và không sáng tạo”, nghĩa là thế giới của các sự vật đơn nhất.
# "Tự nhiên không được sáng tạo và không sáng tạo”, nghĩa là một lần nữa Thượng đế, nhưng đã như mục đích cuối cùng của tất cả các sự vật, kết thúc một quá trình thế giới.
Eriegena hiểu Thượng đế không như cá thể, được mô tả tương tự cá thể người, mà như tồn tại hiện diện ở tất cả và không thể nhận biết cả chính mình trong thế giới vật thể:"Thượng đế không biết về mình, rằng Thượng đế tồn tại, bởi lẽ Thượng đế không phải là bất kỳ một “cái gì”. Tất cả đều xuất phát từ Thượng đế và trở về với Thượng đế. Con người, theo Eriegena, là một tiểu vũ trụ đặc biệt, trong mỗi cá thể đều tái hiện các thang bậc cơ bản của tự nhiên thông qua quá trình trải nghiệm của tình cảm và lý trí. Tương tự, ba quan năng của con người, tính từ trên xuống - lý trí, trí năng và năng lực cảm tính – là sự thể hiện hình ảnh Chúa Ba ngôi. Sự hợp nhất với Thượng đế diễn ra theo 6 bước :
# Thân xác hoại tử, linh hồn được giải thoát.
# Thân xác phục sinh.
# Sự chuyển biến thành tinh thần.
# Trở về với thế giới ý niệm.
# Chiêm ngưỡng chân lý, ý niệm như Thượng đế.
# Hợp nhất cùng Thượng đế. Ở phương diện lý luận nhận thức.
Eriegena kế thừa học thuyết ý niệm của Platon, nhấn mạnh ưu thế của cái phổ biến trước cái đơn nhất. Ông là một trong những người sáng lập phái duy thực, theo đó cái phổ biến, hay cái chung, có trước cái đơn nhất, là cơ sở của nó, đồng thời là bản chất của toàn bộ thế giới các sự vật khả giác. Ở phương diện đạo đức Eriegena một mặt kế thừa quan điểm Kytô giáo về sự xung đột thiện ác, mặt khác phủ nhận sự hiện diện thực tế của cái ác, xem nó chỉ như “không là gì cả”, như sự tự phủ định của mình. Nhưng chính cách hiểu đó đã gây phản ứng đối với nhà thờ, bị kết án là kẻ cô đơn torng thế giới Kytô giáo, thậm chí là tà giáo. Năm 1225 Giáo hoàng Hônôri II đã ra lệnh đốt sách của ông. Sau đó khoảng 7 năm xuất hiện một số bài minh oan cho ông, song khuynh hướng phiếm thần luận vẫn bị chỉ trích gay gắt.
 
Đại biểu kiệt xuất của kinh viện sơ kỳ Anselm Kenterbery (1033 -1109 ), sinh tại Ý, mất tại Anh. Là nhà kinh viện đích thực đầu tiên, Anselm hiểu đức tin như tiền đề của tri thức lý tính với tuyên bố “tin để hiểu”. Tri thức triết học đóng vai trò là kẻ phụng sự đức tin, chứng minh cho đức tin. Đối lập với quan điểm suy lý về tồn tại của Thiên Chúa từ tồn tại của các sự vật, Anselm phát triển sự chứng minh bản thể luận tồn tại của Thiên Chúa đưa đến khái niệm về Thiên Chúa như bản chất hoàn thiện nhất, vĩ đại nhất trong suy nghĩ của con người. Cách hiểu về tồn tại như sự hoàn thiện và hướng đến chiêm nghiệm trực tiếp Thiên Chúa cũng là đặc trưng của các quan điểm theo chủ nghĩa Augustin. Trong cuộc tranh luận về cái phổ quát Anselm đứng trên lập trường của phái duy thực. Một số luận điểm bản thể luận của Anselm về sau được cải biến cho phù hợp với giáo lý chính thống. Guillaume de Champeaux (? - ?) đã đẩy khuynh hướng duy thực của Anselm đến cực đoan hơn. Theo ông cái phổ quát mới là một thực thể toàn diện với đầy đủ các đặc tính tất yếu trong toàn bộ cái hiện thể, còn những cái đơn nhất chỉ là những tên gọi trống rỗng. Chẳng hạn, chỉ có thể có một con người theo nghĩa phổ biến, theo ý tưởng chung về con người, còn các cá nhân cụ thể đều như nhau; khác chăng là ở những biến đổi không cơ bản trong bản chất chung của khái niêm con người.
Hàng 26 ⟶ 36:
Chủ nghĩa duy danh ở thời kỳ đầu tiên gắn với tên tuổi của Roscelin (1050 – 1120), nhà triết học và thần học người Pháp. Tư tưởng của ông được biết đến thông qua những phê phán của Anselm – đối thủ tư tưởng, và Abélard – từng là học trò, sau trở thành người phản biện của ông. Rốtxơlin sáng tác nhiều, nhưng chỉ còn lưu lại bức thư gửi Abơla về Thiên Chúa ba ngôi. Là nhà duy danh kiên định Roscelin cho rằng chỉ các sự vật đơn nhất mới tồn tại khách quan thực sự, còn các khái niệm chỉ là những tên gọi, thậm chí là những âm sắc trống rỗng. Ông bác bỏ tính khách quan của cái chung cả trong tồn tại lẫn trong trí tuệ của chủ thể nhận thức. Roscelin phân tích tín điều về Thiên Chúa Ba ngôi từ lập trường của chủ nghĩa duy danh. Phản bác chủ nghĩa duy thực, Roscelin tuyên bố, không thể tồn tại một thực thể Thiên Chúa duy nhất, hợp nhất tồn tại cùng lúc ba diện mạo của Chúa. Trong thực tế chỉ có thể tồn tại ba Chúa khác nhau. Tương tự, sẽ là ảo tưởng, nếu phân biệt Chúa và các thuộc tính của Ngài, chẳng hạn phân biệt giữa thánh linh của Đức Kytô và sự hiện thân con người của Đức Chúa. Như vậy, Roscelin là nhà tư tưởng chủ trương có ba Thiên Chúa, thay vì một. Vì lý do đó năm 1092 ông bị Cộng đồng Thiên Chúa giáo kết án là “dị giáo”, bị buộc cải chính quan điểm, nếu không nghe sẽ bị hình phạt ném đá cho đến chết. Việc thừa nhận tính khách quan trong tồn tại của các sự vật đơn nhất và bác bỏ tính chất đó của những khái niệm phổ quát cho thấy tính phiến diện, cực đoan của chủ nghĩa duy danh, nhưng đồng thời đưa ông đến với chủ nghĩa duy vật. Nói khác đi, duy danh luận là biểu hiện đặc thù của chủ nghĩa duy vật trung cổ.
 
Nhà triết học, thần học, nhà thơ người Pháp Pierre Abélard (1079 – 1142) là đại biểu lớn cuối cùng của triết học kinh việnlâm sơ kỳ, nhà tư tưởng trung dung và ôn hòa. Là nhà giáo có uy tín, năm 1113 ông mở trường tư, thu hút đông đảo người học. Khác với chủ nghĩa duy danh lẫn chủ nghĩa duy thực cực đoan, Abélard đứng về phía duy khái niệm, hay khái niệm luận (conceptualism). Theo ông, cái chung, hay khái niệm, không chỉ là những tên gọi, cũng không tồn tại độc lập bên ngoài các sự vật đơn nhất. Khái niệm là ý niệm trong trí óc con người, hiện hữu trong tiềm thể như khuôn mẫu, tạo ra các thể tổng quát (cái phổ quát) từ những kinh nghiệm về các cá thể hữu hình; chúng chỉ trở thành hiện thể khi tiếp xúc với một tri thức cụ thể nào đó. Vì thế khái niệm vừa có trước, tồn tại thực bên ngoài sự vật, vừa hiện diện trong chính sự vật. Ý nghĩa của khái niệm chung không nằm torng bản thân từ ngữ chỉ khái niệm, mà nằm trong ý nghĩa của từ ngữ đó. Trong cuốn "Phải và không phải" Abélard nghiên cứu logic học kinh viện chủ nghĩa mà phái kinh viện chính thống gọi là “phép biện chứng”- nghệ thuật tranh luận mang tính hình thức, với sự phán quyết cuối cùng thuộc về các tín điều Kinh Thánh và quyền uy tư tưởng. Dựa vào các luận cứ logic của Aristote đã được Thiên Chúa giáo hóa, Abélard đưa ra nguyên tắc “hiểu để mà tin”, từ đó hạn chế niềm tin bằng những “căn cứ lý tính”. Theo ông, không phải niềm tin, sự mặc khải là tiêu chuẩn cho tính đúng đắn của các kết quả do lý trí mang lại, mà chính lý trí mới là cơ sở đảm bảo cho niềm tin.
 
Vào đầu thế kỷ XII tại Chartres nước Pháp đã phát triển trung tâm thần học nhân bản, chủ trương phục hồi tư tưởng Platon cùng với các tên tuổi lớn của triết học cổ đại có xu hướng nhất thần. Đó là Trường phái Chartres, vốn hình thành ngay từ thế kỷ X, song chỉ phát huy ảnh hưởng của mình khi tại đây xuất hiện những tên tuổi tiêu biểu như Bernard de Chartres (? - ?), người đứng đầu trường phái trong 10 năm, người em của ông là Thiery, mất khoảng năm 1155, Gilbert de la Poirrée (1976 – 1154), đứng đầu trường phái gần 15 năm. Hoạt động của trường phái khá đa dạng, chủ yều tập trung khai thái “sự thông thái Hy Lạp” thông qua các bản dịch để truyền bá sâu rộng cho đại chúng. Những mối quan tâm đến triết học tự nhiên và các yếu tố huyền học thời cổ đại, thể hiện trong các tác phẩm của Platon, gắn liền với thái độ tích cực đối với văn học cổ đại, làm nên nội dung nhân bản của trường phái. Điều này gây nên các phản ứng từ phía giáo lý chính thống. Điểm chung trong tư tưởng của trường phái là thái độ phủ định đối với phép biện chứng thần học tư biện do Anselm đại diện. Tuy nhiên nhìn chung quan điểm thần học – triết học của trường phái không được xác định rõ ràng, do trải qua nhiều biến đổi về tổ chức lẫn nhân sự. Đến thế kỷ XIII quá trình chuẩn hóa tri thức đã tạo nên diện mạo mới cho triết học kinh viện, đặt nó trong quỹ đạo của xã hội phong kiến phát triển.
Hàng 44 ⟶ 54:
Thomas là nhà duy thực ôn hòa, mong muốn tìm lời giải đáp trung dung đối với các vấn đề thần học và triết học, trước hết là vấn đề cái phổ quát và cái đơn nhất. Theo Thomas những cái phổ quát là những khái niệm và phán đoán của lý trí con người, chứ không phải là những tên gọi trống rỗng. Nền tảng của những cái phổ biến là những thực tại bên ngoài lý trí con người, chẳng hạn “nhân tính” (humanitas) là tính cách chung của con người, nhờ đó có thể so sánh người này với người kia xét theo mức độ hiện diện của tính cách đó.
 
Trong lý luận nhận thức, Thomas cho rằng giữa phương pháp nhận thức nhờ lý trí và nhận thức trên cơ sở đức tin có nhiều điểm chung, bổ sung cho nhau, cùng hướng đến một và chỉ một đối tượng – cái Tuyệt đối, tức Thiên Chúa ; - sự đồng nhất hai nguồn gốc tri thức này không có nghĩa là chúng bình đẳng, đồng quyền với nhau, mà đức tin cao hơn lý trí, lý trí phụng sự đức tin. Vai trò của tri thức khoa học vào thời Thomas ngày càng tăng lên, do đó việc xem nhẹ nó có thể đào sâu mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học, nhà thờ và xã hội. Vấn đề là ở chỗ cần lý giải một cách xác đáng bản chất và vai trò của cả hai, từ đó hiểu đúng mối quan hệ giữa chúng với nhau. Nhằm “điều chỉnh” một phần quan điểm “hai chân lý” (chân lý khoa học và chân lý thần học) Thomas xây dựng học thuyết riêng khá ôn hòa, cho đến nay vẫn còn được thừa nhận trong Thiên Chúa giáo. Học thuyết này khẳng định rằng, xét theo phương pháp đạt đến chân lý thì khoa học và tôn giáo hoàn toàn khác nhau. Khoa học, và cùng với nó là triết học, dựa vào kinh nghiệm và lý trí để rút ra chân lý, còn tín ngưỡng tôn giáo dựa vào mặc khải và Kinh Thánh. Tuy khác nhau về phương pháp, nhưng về đối tượng và lĩnh vực ứng dụng khoa học và thần học có nét tương đồng với nhau. Sự khác nhau chỉ mang tính cá biệt. Lẽ cố nhiên nhiều chân lý được khoa học khám phá nhờ kinh nghiệm và lý trí không có quan hệ trực tiếp với tôn giáo và thần học, nhưng trong thần học có hàng loạt luận điểm, tín điều cần được luận chứng bằng lý trí. Việc này diễn ra không phải vì nếu thiếu luận chứng triết học thì thì các tín điều không được chấp nhận, mà vì khi được luận chứng chúng trở nên gần với con người – thực thể biết tư duy, và hơn nữa chúng củng cố niềm tin con người. Chỉ một số tín điều cần được chứng minh, trong số đó có vấn đề tồn tại của Thượng đế. Sự chứng minh này làm sáng tỏ thêm bản chất, ý nghĩa tồn tại của con người. Sự chứng minh cho thấy điểm chung giữa triết học và thần học Kytô – Thiên Chúa giáo (V.V. Xôcôlốp. Triết học Trung cổ. Nxb Đại học, Mátxcơva, 1979, tr. 344 – 345, tiếng Nga). Một số tín điều khác không cần đến sự chứng minh bằng lý trí, vì chúng là là tín điều thiêng liêng, “thuần túy” tôn giáo.
 
Lý trí tự nhiên hoàn toàn có thể chứng minh tính thống nhất của bản chất Thượng đế, song không thể phân biệt các diện mạo của Thượng đế, không thể chứng minh cho tín điều về sự xuất hiện thế giới từ hư vô, nguyên tội tổ tông, sự giáng thế của chúa Kytô (Christ), sự phục sinh, tòa án khủng khiếp, sự trừng phạt và ân sủng, nói tóm, tất cả những bí tích của Kytô giáo. Liệu tất cả những tín điều ấy đều phi lý tính cả, như suy nghĩ của những người theo thuyết “hai chân lý” không? Thực ra, theo Thomas, tất cả tín điều ấy đều không phải là những tín điều phi lý tính, mà siêu lý tính, nghĩa là trí tuệ con người không đủ khả năng chứng minh cho chúng, không thể nhận thức chúng.