Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học kinh viện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
# Chiêm ngưỡng chân lý, ý niệm như Thượng đế.
# Hợp nhất cùng Thượng đế.
Ở phương diện lý luận nhận thức, Eriegena kế thừa học thuyết ý niệm của Platon, nhấn mạnh ưu thế của cái phổ biến trước cái đơn nhất. Ông là một trong những người sáng lập phái duy thực, theo đó cái phổ biến, hay cái chung, có trước cái đơn nhất, là cơ sở của nó, đồng thời là bản chất của toàn bộ thế giới các sự vật khả giác. Ở phương diện đạo đức Eriegena một mặt kế thừa quan điểm Kytô giáo về sự xung đột thiện ác, mặt khác phủ nhận sự hiện diện thực tế của cái ác, xem nó chỉ như “không là gì cả”, như sự tự phủ định của mình. Nhưng chính cách hiểu đó đã gây phản ứng đối với nhà thờ, bị kết án là kẻ cô đơn torng thế giới Kytô giáo, thậm chí là tà giáo<ref>Hans Schulz, [[Otto Basler]] (Hrsg.): ''[[Deutsches Fremdwörterbuch]],'' Bd. 4, Berlin 1978, S. 90–92 (mit zahlreichen Belegen für den Sprachgebrauch).</ref>. Năm 1225 Giáo hoàng Hônôri II đã ra lệnh đốt sách của ông. Sau đó khoảng 7 năm xuất hiện một số bài minh oan cho ông, song khuynh hướng phiếm thần luận vẫn bị chỉ trích gay gắt<ref>Ulrich Köpf: ''Scholastik.'' In: ''Religion in Geschichte und Gegenwart,'' 4. Auflage, Bd. 7, Tübingen 2004, Sp. 949–954, hier: 949.</ref>.
 
Đại biểu kiệt xuất của kinh viện sơ kỳ Anselm Kenterbery (1033 -1109 ), sinh tại Ý, mất tại Anh. Là nhà kinh viện đích thực đầu tiên, Anselm hiểu đức tin như tiền đề của tri thức lý tính với tuyên bố “tin để hiểu”. Tri thức triết học đóng vai trò là kẻ phụng sự đức tin, chứng minh cho đức tin. Đối lập với quan điểm suy lý về tồn tại của Thiên Chúa từ tồn tại của các sự vật, Anselm phát triển sự chứng minh bản thể luận tồn tại của Thiên Chúa đưa đến khái niệm về Thiên Chúa như bản chất hoàn thiện nhất, vĩ đại nhất trong suy nghĩ của con người. Cách hiểu về tồn tại như sự hoàn thiện và hướng đến chiêm nghiệm trực tiếp Thiên Chúa cũng là đặc trưng của các quan điểm theo chủ nghĩa Augustinus<ref>Lawrence Mead etwa verwendet den Ausdruck "scholasticism" im Sinne von "a tendency for research to become overspecialized and ingrown". Siehe Lawrence Mead: ''Scholasticism in Political Science.'' In: ''[[Perspectives on Politics]]'' 8, 2010, S. 453–464.</ref>. Trong cuộc tranh luận về cái phổ quát Anselm đứng trên lập trường của phái duy thực. Một số luận điểm bản thể luận của Anselm về sau được cải biến cho phù hợp với giáo lý chính thống. [[Guillaume de Champeaux]] (? - ?) đã đẩy khuynh hướng duy thực của Anselm đến cực đoan hơn. Theo ông cái phổ quát mới là một thực thể toàn diện với đầy đủ các đặc tính tất yếu trong toàn bộ cái hiện thể, còn những cái đơn nhất chỉ là những tên gọi rỗng. Chẳng hạn, chỉ có thể có một con người theo nghĩa phổ biến, theo ý tưởng chung về con người, còn các cá nhân cụ thể đều như nhau ; khác chăng là ở những biến đổi không cơ bản trong bản chất chung của ý niệm về con người.
 
Chủ nghĩa duy danh ở thời kỳ đầu tiên gắn với tên tuổi của Roscelin (1050 – 1120), nhà triết học và thần học người Pháp. Tư tưởng của ông được biết đến thông qua những phê phán của Anselm – đối thủ tư tưởng, và Abélard – từng là học trò, sau trở thành người phản biện của ông. Rốtxơlin sáng tác nhiều, nhưng chỉ còn lưu lại bức thư gửi Abơla về Thiên Chúa ba ngôi. Là nhà duy danh kiên định Roscelin cho rằng chỉ các sự vật đơn nhất mới tồn tại khách quan thực sự, còn các khái niệm chỉ là những tên gọi, thậm chí là những âm sắc rỗng. Ông bác bỏ tính khách quan của cái chung cả trong tồn tại lẫn trong trí tuệ của chủ thể nhận thức. Roscelin phân tích tín điều về Thiên Chúa Ba ngôi từ lập trường của chủ nghĩa duy danh. Phản bác chủ nghĩa duy thực, Roscelin tuyên bố, không thể tồn tại một thực thể Thiên Chúa duy nhất, hợp nhất tồn tại cùng lúc ba diện mạo của Chúa. Trong thực tế chỉ có thể tồn tại ba Chúa khác nhau. Tương tự, sẽ là ảo tưởng, nếu phân biệt Chúa và các thuộc tính của Ngài, chẳng hạn phân biệt giữa thánh linh của Đức Kytô và sự hiện thân con người của Đức Chúa. Như vậy, Roscelin là nhà tư tưởng chủ trương có ba Thiên Chúa, thay vì một. Vì lý do đó năm 1092 ông bị Cộng đồng Thiên Chúa giáo kết án là “dị giáo”, bị buộc cải chính quan điểm, nếu không nghe sẽ bị hình phạt ném đá cho đến chết. Việc thừa nhận tính khách quan trong tồn tại của các sự vật đơn nhất và bác bỏ tính chất đó của những khái niệm phổ quát cho thấy tính phiến diện, cực đoan của chủ nghĩa duy danh, nhưng đồng thời đưa ông đến với chủ nghĩa duy vật. Nói khác đi, duy danh luận là biểu hiện đặc thù của chủ nghĩa duy vật trung cổ.