Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học kinh viện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''Triết học sĩ lâm'''<ref>[http://db1x.sinica.edu.tw/caat/caat_rptcaatc.php?_op=?SUBJECT_ID:300055974 藝術與建築索引典—經院哲學]於2011年3月14日查閱</ref> ([[tiếng Anh]]: ''Scholasticism'', {{zh|士林哲學}}) là cách gọi hệ thống tư duy khoa học và phương pháp luận được bình giảng bởi các học giả [[Âu châu]] [[Công giáo]] hồi trung đại trung thế kỷ.
==Thuật ngữ==
'''Triết học kinh viện''' hoặc '''Triết học sĩ lâm'''<ref name="de Ridder-Symoens 1992, 47–55">de Ridder-Symoens 1992, pp. 47–55</ref> ({{lang-de|Scholastik}}, {{lang-fr|Scolastique}}, {{lang-ru|''Схоластика''}}) phát xuất từ '''σχολαστικός''' trong tiếng [[Hi Lạp cổ đại]] là '''Scholasticus''', có nghĩa "nhàn hạ", "cống hiến thì gian nhàn hạ của mình cho khoa học", [[Latin]] hóa '''scholasticus''' "thuộc về trường học, đại học".
==Lịch sử==
Triết học sĩ lâm không đơn thuần là triết lý hay một môn thần học mà là phương pháp học tập, vì nó nhấn mạnh về lý luận [[biện chứng]] để mở rộng kiến thức bằng cách [[suy luận]] và giải quyết [[mâu thuẫn]]. Suy nghĩ kinh viện cũng được biết đến với phân tích khái niệm nghiêm ngặt và việc rút ra một cách cẩn thận các khác biệt. Trong lớp học và trong viết văn, nó thường có dạng rõ ràng của một cuộc tranh luận; một chủ đề được rút ra từ truyền thống được đề cập trong hình thức của một câu hỏi, những câu trả lời đối lập được đưa ra, một đề nghị phản lại được tranh luận và các lập luận đối ngược bị bác bỏ. Bởi vì sự nhấn mạnh vào phương pháp biện chứng nghiêm ngặt, triết học sĩ lâm cuối cùng đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Nó vừa là phương pháp vừa là một hệ thống hướng tới việc hòa trộn [[thần học Ki-tô giáo]] của các vị [[Giáo phụ]] với [[triết học Hy Lạp]] của [[Aristoteles|Aristotle]]. Triết học kinh viện phát triển khởi đầu từ các tu viện Kitô tới các đại học đầu tiên ở châu Âu.<ref>See Steven P. Marone, "Medieval philosophy in context" in A. S. McGrade, ed., ''The Cambridge Companion to Medieval Philosophy'' (Cambridge: Cambridge University Press, 2003). On the difference between scholastic and medieval monastic postures towards learning, see Jean Leclercq, ''The Love of Learning and the Desire for God'' (New York: Fordham University Press, 1970) esp. 89; 238ff.</ref> Các tổ chức đầu tiên ở phương Tây được coi là trường đại học được thành lập tại [[Ý]], [[Pháp]], [[Tây Ban Nha]] và [[Anh]] vào cuối thế kỷ 11 và 12 cho các nghiên cứu về [[Giáo dục các môn khai phóng]], [[pháp luật]], [[y học]], và [[thần học]],<ref name="de Ridder-Symoens 1992, 47–55">de Ridder-Symoens 1992, pp. 47–55</ref> như [[Schola Medica Salernitana]], trường Đại học Bologna, và Đại học Paris. Rất khó để xác định ngày mà tại đó chúng đã trở thành các trường đại học thực sự. Là một chương trình, triết học kinh viện bắt đầu như là một nỗ lực hài hòa trên phần của các nhà tư tưởng Kitô giáo trung đại, để hài hòa các cơ quan khác nhau của truyền thống riêng của họ, và để hòa giải thần học Kitô giáo với triết học cổ đại, đặc biệt là của Aristotle và cả của Tân Platon<ref>Particularly through Pseudo-Dionysius, Augustine, and Boethius, and through the influence of Plotinus and Proclus on Muslim philosophers. In the case of Aquinas, for instance, see Jan Aertsen, "Aquinas' philosophy in its historical setting" in ''The Cambridge Companion to Aquinas'', ed. Norman Kretzmann and Eleonore Stump (Cambridge: Cambridge University Press, 1993). Jean Leclerq, ''The Love of Learning and the Desire for God'' (New York: Fordham University Press, 1970).</ref>.
Dòng 54:
Thomas là nhà duy thực ôn hòa, mong muốn tìm lời giải đáp trung dung đối với các vấn đề thần học và triết học, trước hết là vấn đề cái phổ quát và cái đơn nhất. Theo Thomas những cái phổ quát là những khái niệm và phán đoán của lý trí con người, chứ không phải là những tên gọi trống rỗng. Nền tảng của những cái phổ biến là những thực tại bên ngoài lý trí con người, chẳng hạn “nhân tính” (humanitas) là tính cách chung của con người, nhờ đó có thể so sánh người này với người kia xét theo mức độ hiện diện của tính cách đó.
 
Trong lý luận nhận thức, Thomas cho rằng giữa phương pháp nhận thức nhờ lý trí và nhận thức trên cơ sở đức tin có nhiều điểm chung, bổ sung cho nhau, cùng hướng đến một và chỉ một đối tượng – cái Tuyệt đối, tức Thiên Chúa ; - sự đồng nhất hai nguồn gốc tri thức này không có nghĩa là chúng bình đẳng, đồng quyền với nhau, mà đức tin cao hơn lý trí, lý trí phụng sự đức tin. Vai trò của tri thức khoa học vào thời Thomas ngày càng tăng lên, do đó việc xem nhẹ nó có thể đào sâu mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học, nhà thờ và xã hội. Vấn đề là ở chỗ cần lý giải một cách xác đáng bản chất và vai trò của cả hai, từ đó hiểu đúng mối quan hệ giữa chúng với nhau. Nhằm “điều chỉnh” một phần quan điểm “hai chân lý” (chân lý khoa học và chân lý thần học) Thomas xây dựng học thuyết riêng khá ôn hòa, cho đến nay vẫn còn được thừa nhận trong Thiên Chúa giáo. Học thuyết này khẳng định rằng, xét theo phương pháp đạt đến chân lý thì khoa học và tôn giáo hoàn toàn khác nhau. Khoa học, và cùng với nó là triết học, dựa vào kinh nghiệm và lý trí để rút ra chân lý, còn tín ngưỡng tôn giáo dựa vào mặc khải và Kinh Thánh. Tuy khác nhau về phương pháp, nhưng về đối tượng và lĩnh vực ứng dụng khoa học và thần học có nét tương đồng với nhau. Sự khác nhau chỉ mang tính cá biệt. Lẽ cố nhiên nhiều chân lý được khoa học khám phá nhờ kinh nghiệm và lý trí không có quan hệ trực tiếp với tôn giáo và thần học, nhưng trong thần học có hàng loạt luận điểm, tín điều cần được luận chứng bằng lý trí. Việc này diễn ra không phải vì nếu thiếu luận chứng triết học thì thì các tín điều không được chấp nhận, mà vì khi được luận chứng chúng trở nên gần với con người – thực thể biết tư duy, và hơn nữa chúng củng cố niềm tin con người. Chỉ một số tín điều cần được chứng minh, trong số đó có vấn đề tồn tại của Thượng đế. Sự chứng minh này làm sáng tỏ thêm bản chất, ý nghĩa tồn tại của con người. Sự chứng minh cho thấy điểm chung giữa triết học và thần học Kytô – Thiên Chúa giáo (<ref>V.V. Xôcôlốp., Triết học Trung cổ.đại, Nxb Đại học, Mátxcơva, 1979, tr. 344 – 345, tiếng Nga).</ref>. Một số tín điều khác không cần đến sự chứng minh bằng lý trí, vì chúng là là tín điều thiêng liêng, “thuần túy” tôn giáo.
 
Lý trí tự nhiên hoàn toàn có thể chứng minh tính thống nhất của bản chất Thượng đế, song không thể phân biệt các diện mạo của Thượng đế, không thể chứng minh cho tín điều về sự xuất hiện thế giới từ hư vô, nguyên tội tổ tông, sự giáng thế của chúa Kytô (Christ), sự phục sinh, tòa án khủng khiếp, sự trừng phạt và ân sủng, nói tóm, tất cả những bí tích của Kytô giáo. Liệu tất cả những tín điều ấy đều phi lý tính cả, như suy nghĩ của những người theo thuyết “hai chân lý” không? Thực ra, theo Thomas, tất cả tín điều ấy đều không phải là những tín điều phi lý tính, mà siêu lý tính, nghĩa là trí tuệ con người không đủ khả năng chứng minh cho chúng, không thể nhận thức chúng.
 
Xác lập học thuyết riêng về quan hệ giữa niềm tin và lý trí, thần học và triết học, Thomas mong muốn lý giải nó dưới ánh sáng của tri thức, hay ở trình độ khái niệm, vượt qua sự giải thích phi lý tính theo quan điểm của Augustin về các tín điều tương tự. Học thuyết của Thomas về quan hệ giữa thần học và triết học có nguồn gốc sâu xa từ hệ thống Aristote. Ở Aristote thần học được hiểu như khoa học về Thượng đế với tính cách là hình thức (mô thức) thuần túy tối cao và mục đích của tồn tại; nó cũng tương đồng một phần với siêu hình học, tức triết học thứ nhất, tìm hiểu bản chất sâu kín của vạn vật, “những gì ẩn chứa đằng sau giới tự nhiên (vật lý)”. Đến Thomas vấn đề này được giải thích có lợi cho nhà thờ. Thomas cố chứng minh ưu thế của thần học trước triết học, nhưng không như cách của các Giáo phụ vào các thế kỷ thứ II – V, mà dựa vào tri thức khoa học. Thần học là khoa học đứng cao hơn triết học và khoa học, hiểu theo nghĩa thông thường phổ biến của con người. Trong "Tổng luận thần học" ông đã giải thích khá tỉ mỉ về nội dung này. Ông nhấn mạnh : "Môn học thánh là khoa học. Chúng ta phải để ý hai loại khoa học. Có những khoa học thành hình do các nguyên lý được nhận biết nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí, toán học, hình học cùng những khoa học tương tự. Có những khoa học thành hình do các nguyên lý được nhận biết nhờ ánh sáng của khoa học cao hơn…Vậy môn học thánh là khoa học, vì thành hình do các nguyên lý được nhận biết nhờ ánh sáng của khoa học cao hơn, tức là khoa học về Thiên Chúa và khoa học hạnh phúc” (Thánh [[Thomas Aquinas]] : Tổng luận thần học, quyển 1, tập 1, tiết 2, đoạn 2). Sau khi chứng minh rằng các khoa học thông thường và triết học có thể đưa con người đến sai lầm và mâu thuẫn, Thomas kết luận: "Môn học thánh là một khoa học có tính chất một phần suy lý, một phần thực tiễn, và nó vượt lên trên tất cả các khoa học suy lý và thực tiễn khác… Môn học thánh nhận lấy sự xác thực của mình từ sự sáng trong tri thức của Thiên Chúa, mà tri thức của Thiên Chúa không thể sai lầm” (Thánh Tôma Aquinô, sđd, quyển 1, tập 1, tiết 2, đoạn 2).
 
Như vậy là học thuyết của Thomas về ưu thế của niềm tin trước lý trí dựa vào quan niệm của ông về tính xác thực hơn hẳn của niềm tin trong quan hệ với lý trí. Nếu Augustin xem phép mầu như minh chứng cho tính không thể nhận thức và tính phi duy lý của quá trình tạo hóa và sự hiện hữu của Thiên Chúa, thì theo Thomas tính chất siêu nhiên của phép mầu chỉ có nghĩa là tính siêu lý trí của chúng đối với con người, chứ không phải đối với sự nhận biết Thiên Chúa. Ở góc độ xã hội, niềm tin được đem đến cho mỗi cá nhân, còn tri thức khoa học không phải ai cũng nắm được. Niềm tin làm cho con người sống có đạo đức hơn, do đó đến gần với Chúa hơn, còn tri thức, nếu bị lạm dụng vì mục đích sai trái, có thể làm hư hỏng con nguời.
Dòng 72:
Ngoài ra Thomas còn đưa ra một chứng cứ khác, được gọi là chứng cứ căn cứ vào trật tự luân lý; nó là tương quan của ý chí đối với mục đích tối hậu. Sự ràng buộc này được coi là nguyên lý tuyệt đối, theo đó con người phải làm điều thiện và tránh điều ác. Nếu công nhận sự ràng buộc luận lý có tính chất tuyệt đối, thì phải công nhận sự hiện hữu của một thực thể tuyệt đối tự thân. Theo Thomas, sự xếp đặt mà Thượng đế dành cho các thụ tạo được gọi là pháp luật vĩnh cửu. Luật này khi đến với con người, biến thành cái tất yếu trong quan hệ luân lý, gọi là luật tự nhiên, mà điều khoản đầu tiên của nó là làm điều lành tránh điều ác. Do đó, Thánh Thomas nhấn mạnh, chúng ta cần hướng về sự thiện, cảm nhận rằng Thượng đế toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ làm đối tượng cho các bản thể thụ tạo. Trí năng thụ tạo hướng về Thượng đế toàn chân như thính giác hướng về âm thanh; ý chí thụ tạo hướng về Thượng đế toàn thiện, toàn mỹ như thị giác hướng về màu sắc. Sự thực hiện đầy đủ pháp luật là niềm tôn kính dâng lên Thượng đế như nhà lập pháp tối cao.
 
Trong Siêu hình học Thomas kế thừa một số phạm trù cơ bản của Siêu hình học Aristote[[Aristotle]], thường được hiểu như “triết học thứ nhất” khi so sánh với vật lý học như “triết học thứ hai”. Tuy nhiên Thomas cải biến học thuyết của Aristote[[Aristotle]] cho phù hợp với giáo lý Kytô – Thiên chúa giáo. Nói khác đi, Thomas sử dụng các phạm trù của triết học Aristote để phục vụ thần học. Thomas không theo cách tiếp cận của phái Platon về cái chung như khuôn mẫu tuyệt đối của các sự vật, mà bên cạnh nó ông đưa ra phạm trù “ngẫu tính” (tùy thể) để biểu thị mối liên hệ giữa cái chung và cái đơn nhất trong thế giới. Nguồn gốc của cái chung là trí tuệ Thượng đế, do đó tự thân cái chung chưa thể đem đến khả năng nhận thức toàn bộ cái đang hiện hữu. Thomas hiểu bản chất như sự thể hiện của cái chung. Bản chất là cái gì làm cho một tồn tại được quyết định, mà nếu không có cái cốt yếu này, thì cũng không có tồn tại. Mọi cái đang tồn tại, bắt đầu từ Thượng đế và kết thúc bằng tồn tại đơn nhất, đều có bản chất của mình, tức được xác định trong tính toàn vẹn của mình. Bản chất (essentia) và hiện hữu (existentia, esse) về nguyên tắc là khác nhau trong các tồn tại đơn nhất, nghĩa là trong thế giới của sự sinh thành, trải qua. Bản chất là nguyên lý của sự hiện hữu. Hiệu hữu là cái gì làm cho một tồn tại được “phơi bày ra” trong thời điểm hiện tại, là “sự có ra thực sự”, chẳng hạn sự sinh sản một đứa con. Hiện hữu là hiện thể cuối cùng trong trật tự tồn tại, là sự hoàn hảo tối thượng. Thượng đế là hiện thể đầu tiên, thuần túy tuyệt đối, nguyên vẹn, không cần đến bất kỳ sự định nghĩa nào. Chỉ có ở Thượng đế, một thực tại siêu nhiên, mới không có sự phân biệt bản chất và hiện hữu. Phạm trù hình thức (mô thức) và vật chất (thể chất) chiếm vị trí quan trọng trong siêu hình học Thomas. Thomas cho rằng vật chất phần nào được giới hạn bởi hình thức, và hình thức cũng bị gới hạn bởi vật chất, trong đó hình thức phản ánh nội dung chung của sự vật, chất làm bộc lộ tính cá thể và tính cụ thể của của hiện hữu sự vật ấy (xem Tổng luận thần học, q.1, t.7, 1c). Mỗi sự vật đều là sự thống nhất hình thức và vật chất, trong đó hình thức là cái năng động, còn vật chất là khả thể, cái thụ động. Nếu Aristote luôn nhấn mạnh sự thống nhất hình thức – vật chất, chỉ trừ thứ hình thức “thuần túy”, hoàn toàn phi vật thể, đồng nghĩa với Thượng đế, thì Thomas, theo tinh thần Kytô – Thiên Chúa giáo, đã hướng cách tiếp cận này đến sự khẳng định tính chất tạo hóa của thế giới bởi Thượng đế. Theo ông, thực thể trần thế khác với thực thể bầu trời, tức các thiên thần, do tính vật thể của nó. Sự phân biệt này là cơ sở để đi đến khẳng định quan điểm về tính ưu việt của thế giới các thiên thần.
 
Học thuyết về sự tồn tại ba mặt của cái chung, hay cái “phổ quát” (universalis) chiếm vị trí đặc biệt trong siêu hình học Thomas. Thứ nhất, cái chung tồn tại trong các sự vật đơn nhất, đồng thời là bản chất của chúng, đó là cái chung trực tiếp. Thứ hai, cái chung được trừu tượng hóa bởi trí tuệ và hiện diện trong đó như cái sau sự vật (post res), đó là cái chung được tư duy. Thứ ba, cái chung là cái trước sự vật (ante res), đóng vai trò khuôn mẫu của sự vật.