Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khu tự trị Thái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 50:
}}
'''Xứ Thái''' ([[tiếng Thái]]: เจ้าไท - ''Chau Tai''; [[tiếng Pháp]]: ''Pays Taï''), hoặc '''Khu Tự trị Thái''' ([[tiếng Thái]]:
สิบสองเจ้าไท - ''Siphoc Chautai'' / '''Mười sáu xứ Thái'''; [[tiếng Pháp]]: ''Territoire autonome Taï'', '''TAT''') là một [[lãnh địa]] [[tự trị]] tồn tại trên phần lớn khu vực [[Vùng Tây Bắc (Việt Nam)|Tây Bắc Việt Nam]] từ năm 1948 đến 1954. Miền đất này từng là nơi chồng lấn của nhiều thế lực [[chính trị]] tại khu vực phía Nam [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], trước khi trở thành một phần của [[Liên bang Đông Dương]]. Sau khi Phát-xít Nhật đầu hàng [[ViệtĐồng Minh]], khu vực này thuộc quyền kiểm soát của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Trong thời gian Thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, đây là vùng tranh chấp giữa [[Việt Minh]] và các lực lượng của Pháp. Tới năm 1954, với việc Thực dân Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ và phải rút khỏi Việt Nam, khu vực này tiếp tục được [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] quản lý.
==LượcLịch sử ==
===Trung đại===
[[Tập tin:BienGioiHungHoa-VanNam.jpg|nhỏ|phải|600px|Các địa danh vùng biên giới tây bắc giữa [[tỉnh Hưng Hóa]] (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vào đầu thế kỷ 20, được cho là 7 châu của phủ An Tây (trừ Chiêu Tấn) Việt Nam mất về Trung Quốc: Mường La-Quảng Lăng, Mường Tè-Tuy Phụ, Mường Tong-Hoàng Nham, Phong Thổ-Chiêu Tấn, Mường Boum hoặc M.Léo-Lễ Tuyền, Tché My (Xiềng My)-Hợp Phì, Khiêm Châu - Mường Tinh (M.Tía), Tung Lăng - Phù Phang (Pou Fang gần Mường Nhé (M.Nhié)) hoặc Quảng Lăng (Ta Leng Po).]]
Theo [[David Wyatt]], trong cuốn ''Thailand: A short history'', người Thái xuất xứ từ phía Nam [[Trung Hoa]], có cùng nguồn gốc với người [[Người Tráng|Choang]], [[người Tày|Tày]], và [[người Nùng|Nùng]]. Dưới sức ép của [[người Hán]] và người Việt ở phía Đông và Bắc, người Thái dần di cư về phía Nam và Tây Nam. Người Thái xâm nhập Miền Bắc Việt Nam từ [[thế kỷ 7]] đến [[thế kỷ 13]]<ref>Mai Lý Quảng. ''Glimpses of Vietnam''. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 2004, tr. 89</ref>. Trung tâm của dân tộc Thái khi đó là [[Mường Thanh]]; từ đó họ tỏa đi khắp nơi ở [[Đông Nam Á]] như [[Lào]], [[Xiêm]], [[Shan]], sang tận Đông Bắc [[Ấn Độ]] cũng như [[Vân Nam]]<ref>Wyatt, trang 6.</ref>.
 
Theo sử ký [[Việt Nam]], vào thời [[nhà Lý]], đạo Đà Giang, (ꪠꪴ꫁ ꪼꪕ - ꪉꪴ ꪹꪬ꪿ꪱ) man Ngưu Hống (tiếng Thái: ''Ngù háu'' / "rắn hổ mang") đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067. Vào [[thế kỷ 13]], người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại [[nhà Trần]] và bị đánh bại năm 1280, lãnh tụ là [[Trịnh GiácGiốc Mật]] phải đầu hàng; xứ Ngưu Hống bị đặt dưới quyền cai trị của quan quân nhà Trần. Năm 1337, lãnh tụ Xa Phần bị giết sau một cuộc xung đột; xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào lãnh thổ [[Đại Việt]] và đổi tên thành Mường Lễ, hay Ninh Viễn ([[Lai Châu]] ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm 1431, lãnh tụ [[Đèo Cát Hãn]], người Thái Trắng tại Mường Lễ, nổi lên chống lại triều đình, chiếm hai lộ Quy Hóa ([[Lào Cai]]) và Gia Hưng (giữa [[sông Mã]] và [[sông Đà]]), tấn công Mường Mỗi ([[Sơn La]]). [[Đèo Mạnh Vượng]] (con của Đèo Cát Hãn) lên làm tri châu. Năm 1466, lãnh thổ của người Thái được tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) Hưng Hóa, gồm 3 phủ: An Tây (tức Phục Lễ), Gia Hưng và Quy Hóa, 4 huyện và 17 châu.{{fact}}
 
Những lãnh tụ Thái được gọi là "phìa tạo", được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành quý tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận; họ Hoàng ở châu Việt...