Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dịch cân kinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.162.159.164 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Hugopako
Dòng 14:
* 12 thức Tiền bộ (Dịch Cân Kinh): là những bí quyết nhập môn, mục đích luyện là để [[chất khí|khí]] và lực luôn đi đôi với nhau, làm cho tinh thần sung túc, người luyện như được hoán gân chuyển cốt vậy.
* 12 thức Hậu bộ (Tẩy Tủy Kinh): là những thế luyện dẫn dắt học giả đến với cảnh giới của nội công thượng thừa, tùy ý mà dẫn khí tới mọi nơi trong cơ thể mà cũng được vô bệnh, trường thọ.
'''Cách tập phương pháp Dịch cân kinh'''
 
'''1. Đứng thế nào cho đúng?'''
 
Trước tiên là việc đứng, chọn hướng đứng đối diện với mặt trời, nếu là ban đêm thì hướng mặt về hướng Nam. Hai chân dang rộng bằng vai (cỡ 30 – 35cm). Hai bàn chân song song hướng thẳng phía trước.
 
Mười đầu ngón chân bám chặt xuống sàn nhà (có thể lót một miếng vải nỉ dưới chân, hoặc đứng trên đôi dép mỏng và mềm, nhất là khi tập ngoài trời), tránh đứng vào những chỗ ẩm ướt hoặc chân trần trên nền xi măng hay nền đất. 
 
Khi mười đầu ngón chân đã bám chặt xuống sàn (chỉ bám xuống, không co quắp ngón), cùng lúc dùng sức nhíu cơ vòng hậu môn lại và giữ “rút” nó lên một chút trong suốt thời gian tập. Đây là 1 điểm quan trọng của Dịch cân kinh cần lưu ý không được bỏ sót khi tập phương pháp này.
 
'''2. Thả lỏng'''
 
Kế đến, khi đã đứng - nhíu chắc chắn phía dưới, thì phía trên thả lỏng như “treo” vậy. Đầu nhìn thẳng, mắt hướng ra xa, nhìn hơi lên một chút để tránh gục đầu.
 
Lưỡi chạm nhẹ chân nướu hàm trên. Răng khép nhẹ (không nghiến), môi khép nhẹ (không bặm). Hai bàn tay khép hờ các ngón tay (không xòe tay). Mu bàn tay quay về phía trước, các ngón tay để cong tự nhiên (không duỗi thẳng) và chuẩn bị tập.
 
'''3. Bắt đầu tập'''
 
Đưa hai tay ra trước nhẹ nhàng, khoảng 30 độ so với thân, rồi đánh hai tay cùng lúc về sau (hết cỡ) khoảng 60 độ so với trục thẳng đứng và khi trả hai tay về phía trước (cùng lúc) thì không cần dùng lực, chỉ như quán tính mà tay đưa ra nhẹ 30 độ ra trước như lúc đầu. Đó là xong 1 nhịp, thời gian trung bình khoảng 1 giây cho 1 nhịp.
 
Nếu xét sự phân bố về lực, thì chúng ta đã dùng 7 phần lực (7/10) cho việc đứng trụ, bám sàn và nhíu cơ vòng hậu môn, làm cho ta có cảm giác việc “đứng tấn” rất chắc chắn. Còn lại 3 phần lực dùng cho việc “treo” phía trên và đánh tay đều đặn.
 
'''4. Nhịp thở'''
 
Về nhịp thở, không quan trọng phải thở đúng theo nhịp tay. Hãy để đầu óc nhẹ nhàng, thở thoải mái theo nhu cầu, không cần để tâm đến. Tâm trí không nên quá căng thẳng, hãy gác “chuyện đời” qua một bên, tốt nhất hãy nghĩ đến một đấng siêu nhiên mà mình đang tôn kính hoặc tập trung đếm số lần tập vẩy tay.
 
'''5. Thời gian tập'''
 
Thời gian đầu lúc mới tập (khoảng 1 tuần đầu) chỉ nên tập chừng 3-4 phút mỗi lần (khoảng 180 - 200 nhịp) rồi nghỉ, mỗi ngày tập 2-3 lần như vậy. Sang tuần thứ hai tăng dần lên mỗi ngày tăng thêm 1 phút. Tùy theo thể trạng và đáp ứng của mỗi người mà có thể tăng thời gian tập lên nhanh hơn, đích đến là đạt 30 phút mỗi lần tập (khoảng 1800 nhịp), sáng 1 lần, tối 1 lần như vậy là đạt yêu cầu.
 
'''6. Lưu ý'''
 
- Trước khi tập lúc sáng sớm, cần nhịn đói và uống nửa lít nước đun sôi để nguội (không uống nước đá). 
 
- Khi tập xong lau khô mồ hôi, ngồi nghỉ ít nhất 30 phút rồi mới đi tắm, có thể chỉ cần lau mình lại bằng nước ấm, thay đồ và đi ăn sáng, sinh hoạt bình thường. 
 
- Đến chiều, khi chuẩn bị tập, cũng nên uống nửa lít nước, không ăn no trước đó ít nhất 2 giờ, tốt nhất hãy nhịn đói mà tập đến khi xong rồi mới ăn là hay nhất.
 
Nếu tuân thủ tập đều như vậy trong vòng 1 tháng trở lên, chúng ta sẽ thấy cơ thể khỏe hẳn ra, ăn ngủ rất tốt, bệnh tật đẩy lui hết.
 
Những người có bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, béo phì, gan nhiễm mỡ, trĩ, táo bón, mất ngủ, đái dầm, viêm đại tràng… sẽ thấy giảm rõ rệt.
 
Những bệnh nặng hơn như u xơ, phì đại tiền liệt tuyến, ung thư… cần tập kiên trì hơn, lâu hơn, và nhiều lần trong ngày hơn thì sẽ thấy kết quả. Tuy nhiên để an tâm chắc chắn kiểm soát được bệnh tật, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp điều trị hiện tại và Dịch cân kinh sẽ giúp bệnh nhân mau đáp ứng, phục hồi sức khỏe.
 
'''Nguyên lý trị bệnh của Dịch cân kinh'''
 
Trong thực tế, đã có rất nhiều người thoát được căn bệnh nan y chỉ nhờ tập Dịch cân kinh, tên và địa chỉ của họ ngày càng dài thêm trong danh sách. Vậy lý giải như thế nào cho chuyện này? Chỉ là 1 phương pháp tập thể dục đơn giản, sao có thể khống chế được nhiều bệnh nan y? Nguyên lý trị bệnh của Dịch cân kinh là gì?
 
Đây là những câu hỏi liên quan mà bất kỳ ai lúc mới tập cũng thắc mắc. Dịch cân kinh, nếu làm đúng phương pháp (tức là uống nửa lít nước trước khi tập, chân đứng bám trụ, nhíu hậu môn, lưỡi chạm chân nướu hàm trên, răng môi khép hờ, mặt quay về hướng mặt trời, tay đánh góc trước 30, góc sau 60 độ, mu bàn tay quay về trước, mỗi nhịp 1 giây, đầu nhìn thẳng, không căng thẳng, kiên trì 30 phút mỗi lần tập, 2 lần mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục) thì chắc chắn người tập sẽ thấy được hiệu quả. Nếu không có bệnh gì thì khi tập phương pháp này da dẻ cũng hồng hào, ăn ngủ tốt lên, cơ thể vì thế mà dẻo dai, cường tráng.
 
Khi tập phương pháp này, cơ thể được “vận hành” lưu thông huyết mạch tốt nhất. Đặc biệt tư thế đánh tay ra sau “hết cỡ” tạo góc 60 độ giúp lồng ngực được giãn nở tối đa, tạo điều kiện cho dưỡng khí tràn vào phổi dễ dàng.
 
Các động tác đều đặn lặp đi lặp lại giúp kích hoạt hệ thần kinh thực vật làm việc tối ưu, hệ vận mạch được tăng cường giúp đưa máu trao đổi chất đến tận cùng những mao mạch xa nhất.
 
Khi huyết mạch có điều kiện làm việc tốt như vậy, bên cạnh cung cấp dưỡng chất dưỡng khí cho những vùng bị thiếu hụt xưa nay, như bệnh mạch vành, xơ vữa mạch máu, thiểu năng tuần hoàn não… thì phương pháp còn tạo điều kiện cho chất độc thải qua đường mồ hôi, gan và thận cũng được tốt hơn nên làm việc thải độc hiệu quả hơn. Kết quả là cơ thể nhanh chóng phục hồi sinh lực, từ đó tất cả các bất lợi, bệnh tật sẽ dần bị đẩy lùi vào quá khứ.
 
Nhìn dưới góc độ của Đông y, Dịch cân kinh cho phép “hội ngộ” âm – dương qua các đường kinh mạch chủ đạo là mạch Nhâm và mạch Đốc, nhờ việc chạm lưỡi hướng vào huyệt Nhân trung. Kết nối âm dương từ phía dưới qua các huyệt Trường cường và Hội âm nhờ việc nhíu hậu môn trong lúc tập.
 
Khi âm dương được hòa hợp, giúp giải tỏa năng lượng, luân chuyển tuần hoàn, gia tăng nội khí, tăng cường sinh lực. Ngoài ra những động tác của Dịch cân kinh giúp “súc rửa” cơ thể (nhờ nửa lít nước và nhịn đói khi tập), qua đó đào thải dần các độc tố ra ngoài.
 
Bên cạnh đó Dịch cân kinh khuyên người tập nên quay mặt về phía mặt trời để tập, (hoặc hướng Nam lúc tập đêm) để nhận được năng lượng vũ trụ thông qua việc âm dương kết nối (mặt trời là dương, mặt người là âm). Khi đã kết nối với vũ trụ, các động tác vẫy tay của phương pháp, năng lượng sẽ được “hút” vào huyệt Bách hội trên đỉnh đầu, một loại năng lượng quý mà con người không thể tự tạo ra cũng như không có trong thực phẩm hằng ngày.
 
Chính năng lượng này giúp điều chỉnh những vướng mắc, bất ổn trong cơ thể, đưa con người dần trở về trạng thái ổn định không bệnh tật, tinh thần luôn sảng khoái, tự tại. Dịch cân kinh đã giúp hòa hợp âm dương trong cơ thể, giúp “súc rửa” thải độc hiệu quả, lại thu hút được năng lượng vũ trụ vào cơ thể.
 
Tất cả những việc ấy rất cần thiết để “tạo dựng” một cơ thể cường tráng không bệnh tật, “tạo dựng” một tinh thần sảng khoái tự tin, cuộc sống vì thế mà chất lượng được tăng cao, giúp cho con người sống khỏe trường thọ.
 
Như vậy chúng ta đã thấy Dịch cân kinh thực sự là một phương pháp hiệu quả, lại rất đơn giản mà ai cũng có thể tập được, chỉ cần chúng ta hiểu rõ nguyên lý trị bệnh để không bỏ qua các động tác quan trọng, kiên trì tập luyện mỗi ngày thì chắc chắn hiệu quả bất ngờ sẽ đến với chúng ta. 
 
==Xem thêm==