Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Báo Thiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
chú thích
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
Cùng với [[Chuông Quy Điền]], [[Vạc Phổ Minh]] và Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên trong chùa được coi là [[An Nam tứ đại khí]] (4 bảo vật của nước Nam). Có tài liệu cho rằng Tháp Báo Thiên bị phá vào thời thuộc Minh để chế súng; hai trong số [[An Nam tứ đại khí]] khác là Chuông Quy Điền và Vạc Phổ Minh được xác định do tướng Minh là [[Vương Thông]] phá để lấy đồng đúc vũ khí<ref>Theo bài [http://www.hanoinews.com.vn/vn/53/130245/ An Nam tứ đại khí] trên báo Hà Nội mới điện tử</ref>. [[An Nam tứ đại khí]] chỉ còn lại tượng [[chùa Quỳnh Lâm (định hướng)|chùa Quỳnh Lâm]].
 
Thời [[nhà Lê sơ|nhà Lê]], nền tháp bị phá đã được tôn cao bằng một [[đàn tràng]] ở gần nơi bây giờ là [[Nhà thờ Lớn Hà Nội]]. Trong [[đền Lý Quốc Sư|chùa Lý Quốc Sư]] ngày nay vẫn còn lưu giữ bản gấm thêu sắc tứ từ đời Cảnh Hưng (tức vua [[Lê Hiển Tông]] 1740-1786) nói về sự kiện này.<ref name="Lê Quang Vịnh"/>
 
Cho tới thế kỷ XIX, chùa Báo Thiên luôn được trùng tu bảo tồn, là nơi cử hành các nghi lễ [[Phật giáo]] cầu cho quốc thái dân an mưa thuận gió hoà
Dòng 39:
Gần cuối thế kỷ XIX, chùa Báo Thiên bị một trận hỏa hoạn lớn xảy ra, các nhà sư tu hành di dời sang nơi khác, bỏ lại chùa Báo Thiên hoàng phế <ref>Sách Non Nước Hà Nội, NXB Hà Nội, trang 168</ref>
 
Năm [[1873]], [[Francis Garnier]] đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, giao toàn bộ ngôi chùa tháp này cho Giám mục [[Paul-Francois Puginier]] làm nơi ở và làm việc tạm thời khi Giám mục về Hà Nội trực tiếp làm thông ngôn và cố vấn cho Garnier. Lúc đó, Giám mục Puginier dựng mấy ngôi nhà gỗ trong vườn chùa để ở và làm việc cho gần Garrnier đóng quân tại Trường Thi gần đó, còn Tòa Giám mục (khi đó gọi là Tòa Giám mục Tây Đàng ngoài) thì vẫn đóng ở [[Kẻ Sở]] (nay là Kiện Khê, Hà Nam).<ref name="Lê Quang Vịnh"/>
 
Năm [[1882]], [[Henry Riviere]] đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai.