Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gondwana”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Siêu lục địa này bắt đầu tách ra vào cuối kỷ Jura (khoảng 160 triệu năm trước) khi châu Phi trở thành riêng biệt và chuyển động chậm về phía bắc. Khối khổng lồ kế tiếp tách ra là Ấn Độ, trong giai đoạn đầu của [[kỷ Creta]] (khoảng 125 triệu năm trước). New Zealand tiếp theo sau đó khoảng 80 triệu năm trước, chỉ khoảng 15 triệu năm trước khi diễn ra [[Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen|sự diệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam]] làm biến mất khoảng 50% các loài trên hành tinh, chủ yếu là các loài [[khủng long]].
 
Vào thời kỳ của [[phân đại Đệ tamTam|phân đại đệ Tam]] (khi [[lớp Thú|động vật có vú]] xuất hiện), lục địa Úc-New Guinea cũng bắt đầu từ từ tách ra và chuyển động về phía bắc (55 triệu năm trước), sự tự quay xung quanh trục của nó bắt đầu và vì thế vẫn giữ lại được một số mối liên hệ với phần còn lại của Gondwana trong một thời gian dài đáng kể.
 
Khoảng 45 triệu năm trước, [[tiểu lục địa Ấn Độ]] va chạm với [[châu Á]], làm cho lớp vỏ [[Trái Đất]] lồi lên, tạo ra [[Himalaya|dãy núi Himalaya]]. Cùng khoảng thời gian đó, phần phía nam nhất của [[Úc]] ([[Tasmania]] ngày nay) cuối cùng đã tách ra khỏi phần còn lại là châu Nam Cực ngày nay, cho các dòng chảy đại dương lần đầu tiên lưu chuyển giữa hai lục địa. Kết quả của nó là làm cho khí hậu lạnh và khô hơn trên cả hai khối đất đá.