Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 136:
Những năm cuối của triều đình [[nhà Thanh]] ghi dấu bởi sự bất ổn trong nước và những cuộc xâm lược của nước ngoài. Nhiều cuộc khởi nghĩa trong nước làm thiệt hại mạng hàng triệu người và những cuộc xung đột với các cường quốc bên ngoài luôn kết thúc bởi những [[hiệp ước bất bình đẳng]] gây phương hại cho Trung Quốc và buộc nước này phải chi trả những khoản tiền [[bồi thường]] to lớn cũng như cắt bớt đất đai. Hơn nữa, một quan điểm nảy sinh trong dân chúng cho rằng quyền lực chính trị cần phải được nhóm thiểu số [[Mãn Châu]] trả về cho nhóm đa số [[người Hán|Hán]]. Đối mặt với những bất ổn dân sự và sự bất mãn của dân chúng, triều đình nhà Thanh đã gắng sức cải cách chính phủ theo nhiều cách, như quyết định đưa ra một hiến pháp năm 1906, thành lập các cơ quan lập pháp cấp tỉnh năm 1909, và chuẩn bị cho việc ra đời một nghị viện quốc gia năm 1910. Tuy nhiên, nhiều biện pháp đó bị các thế lực bảo thủ trong triều cản trở, và nhiều nhà cải cách bị tống giam hay thậm chí bị xử tử. Những thất bại của triều đình trong việc ban hành cách biện pháp cải cách dẫn tới tự do hóa chính trị và hiện đại hóa khiến cho những nhà cải cách quyết định chuyển hướng sang con đường cách mạng.
 
Có nhiều nhóm cách mạng, nhưng nhóm được tổ chức tốt nhất do [[Tôn Dật Tiên]], một nhà cách mạng theo đường lối [[cộng hòa|cộng hoà]] và nhà hoạt động chống triều đình Thanh ngày càng phát triển và được biết tới nhiều nhất trong số [[Hoa kiều]] và các sinh viên du học, đặc biệt là tại Nhật Bản. Năm [[1905]] Tôn Dật Tiên cùng [[Hoàng Hưng]], một nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào cách mạng Trung Quốc tại Nhật Bản, thành lập [[Đồng Minh hội]] ở [[Tōkyō|Tokyo]], Hoàng Hưng giữ chức phó tổng lý. Phong trào này hoạt động nhờ vào tiền đóng góp của những người Trung Quốc ở nước ngoài, và cũng được sự trợ giúp chính trị từ phía nhiều thủ lĩnh quân sự địa phương cũng như những nhà cải cách đã phải bỏ chạy khỏi Trung Quốc sau sự kiện [[Bách nhật duy tân]] (còn gọi là ''Mậu Tuất biến pháp''). Học thuyết chính trị của Tôn Dật Tiên hình thành từ năm [[1897]], và lần đầu được công bố tại Tokyo năm 1905, và được sửa đổi thêm nhiều cho tới tận đầu thập kỷ 1920. Học thuyết này tập trung vào [[Chủ nghĩa Tam dânDân]]: "Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc". Về cơ bản, nguyên tắc chủ nghĩa Dân tộc kêu gọi lật đổ triều đình [[Mãn Châu]] và chấm dứt quyền bá chủ của nước ngoài tại Trung Quốc. Nguyên tắc thứ hai, Dân chủ, được sử dụng để miêu tả mục đích của Tôn Đật Tiên về một cuộc bầu cử nhân dân nhằm dẫn tới một hình thức chính phủ cộng hoà. Nguyên tắc cuối cùng, Dân sinh, thường được coi như chủ nghĩa xã hội, có mục tiêu giúp những người dân bình thường thông qua việc quản lý quyền sở hữu và các phương tiện sản xuất cũng như đất đai.
[[Tập tin:The Chunghwa Republic gold a.jpg|nhỏ|210px|trái|Những khế ước Tôn Dật Tiên đã dùng để thu tiền cho chính nghĩa cách mạng. Trung Hoa Dân Quốc được dịch sang các thứ tiếng châu Âu là Cộng hoà Trung Hoa]]
 
Dòng 198:
Phong trào Ngũ Tứ giúp nhen nhóm lại lý tưởng khi ấy đã phai nhạt của [[cách mạng]] [[cộng hòa]]. Năm [[1917]], [[Tôn Dật Tiên]] đã trở thành Tổng tư lệnh của chính phủ quân sự đối lập ở [[Quảng Châu]] hợp tác cùng các quân phiệt phía nam. Tháng 10 năm 1919 Tôn Dật Tiên tái lập Quốc Dân Đảng, đối lập với chính phủ Bắc Kinh. Chính phủ Bắc Kinh, chính thể tiếp sau thời các quân phiệt, bề ngoài vẫn đang là chính phủ hợp hiến và điều hành các quan hệ với [[phương Tây]]. Tới năm [[1921]], Tôn Dật Tiên trở thành tổng thống chính phủ phía Nam. Những năm cuối đời, ông tìm cách củng cố chính quyền của mình và thực hiện tham vọng thống nhất với phương Bắc. Những nỗ lực của ông nhằm có được sự giúp đỡ từ các cường quốc phương Tây đều thất bại, vào năm [[1920]] ông quay sang [[Liên Xô]], khi ấy cũng vừa thực hiện thành công cuộc cách mạng của riêng mình. Liên Xô muốn trở thành đồng minh với những người cộng sản Trung Quốc bằng cách tấn công chủ nghĩa tư bản phương Tây. Nhưng vì mục tiêu chính trị, lãnh đạo Liên Xô ủng hộ cả Tôn Dật Tiên và [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] mới được thành lập. Người Nga hy vọng củng cố được quan hệ của mình nhưng vẫn chuẩn bị hợp tác với bất kỳ bên nào giành thắng lợi. Và cuộc đấu tranh giành quyền lực tại Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản bắt đầu nổ ra.
 
Năm [[1922]], liên minh quân phiệt miền Nam với Quốc Dân Đảng ở Quảng Châu tan vỡ, Tôn Dật Tiên chạy về [[Thượng Hải]]. Tới khi ấy Tôn Dật Tiên đã thấy được sự cần thiết phải có hỗ trợ của Liên Xô để hoàn thành lý tưởng của mình. Năm [[1923]] một tuyên bố chung giữa Tôn Dật Tiên và đại diện Liên Xô tại Thượng Hải cam kết sự hỗ trợ của Liên Xô cho quá trình thống nhất Trung Quốc. Các cố vấn Xô viết — người nổi tiếng nhất là một thành viên của [[Đệ tam Quốc tế|Quốc tế Cộng sản III]], [[Mikhail Markovich Borodin|Mikhail Borodin]] — bắt đầu tới Trung Quốc năm 1923 để giúp đỡ tái tổ chức và củng cố Quốc Dân Đảng theo hình thức [[Đảng Cộng sản Liên Xô]]. Trung Quốc Cộng sản Đảng, theo chỉ dẫn của [[Đệ tam Quốc tế|Quốc tế III]] hợp tác với Quốc Dân Đảng và các thành viên của họ được khuyến khích gia nhập trong khi vẫn giữ đảng tịch. Khi ấy Đảng Cộng sản Trung Quốc còn nhỏ, mới chỉ có khoảng 300 thành viên năm [[1921]] và tới năm [[1925]] là khoảng 1.500 người. Năm 1922, Quốc Dân Đảng đã có khoảng 150.000 thành viên. Các [[cố vấn]] Liên Xô giúp Quốc Dân Đảng thành lập một học viện chính trị để huấn luyện những tuyên truyền viên các cách thức vận động nhân dân và vào năm [[1923]] cử [[Tưởng Giới Thạch]], một trong những trợ thủ của Tôn Dật Tiên từ ngày Đồng Minh hội, tới học quân sự trong nhiều tháng ở [[Moskva]]. Sau khi Tưởng Giới Thạch trở về vào cuối năm 1923, ông tham gia vào việc thành lập [[Trường quân sự Hoàng Phố|Trường Võ bị Hoàng Phố]] bên ngoài [[Quảng Châu]], là khu vực chính phủ thuộc liên minh của Quốc Dân Đảng và Cộng sản Đảng. Năm [[1924]], Tưởng Giới Thạch trở thành [[tổng giám đốc điều hành|giám đốc]] của Trường võ bị và bắt đầu xây dựng ảnh hưởng để trở thành người kế tục của Tôn Dật Tiên trong vai trò lãnh đạo Quốc Dân Đảng và thống nhất toàn bộ Trung Quốc dưới chính phủ của những người [[cánh hữu]] theo [[Chủ nghĩa Tam dânDân]].
 
===Tưởng Giới Thạch củng cố quyền lực===