Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc dân Cách mệnh Quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 43:
[[Tôn Trung Sơn]] về danh nghĩa lãnh đạo chính phủ Hộ pháp quân ở Nam Trung Quốc, nhưng trên thực tế phải dựa vào thực lực quân sự của các quân phiệt phương Nam. Sau [[sự biến ngày 16 tháng 6]], khi quân phiệt [[Trần Quýnh Minh]] làm binh biến, tấn công phủ Tổng thống, Tôn hiểu rằng các quân phiệt luôn muốn duy trì tình trạng cát cứ, không muốn thống nhất, vì vậy, ông quyết định phải xây dựng một lực lượng vũ trang của riêng Quốc dân Đảng để làm nòng cốt quân sự vũ lực thống nhất Trung Quốc. Năm 1924, sau khi từ [[Liên Xô]] về, Tôn thành lập [[trường Quân sự Hoàng Phố]] tại [[Quảng Châu]]. Tháng 2 năm 1925, lực lượng vũ trang của Quốc dân Đảng với nòng cốt chỉ huy là các sĩ quan trường Hoàng Phố đã đánh bại quân phiệt Trần Quýnh Minh, triệt tiêu toàn bộ thế lực quân phiệt tại Quảng Đông, xây dựng căn cứ địa phát triển thế lực.
 
Sau khi [[Tôn Trung Sơn]] qua đời, tháng 7 năm 1925, Hộ pháp chính phủ tại Quảng Châu cải tổ lại thành Quốc dân chính phủ, quyết tâm thực hiện đường lối thống nhất Trung Quốc mà Tôn để lại, thành lập cơ quan lãnh đạo quân sự tối cao là [[Quốc dân Chính phủ Quân sự Ủy viên Hội]]. Ngày 18 tháng 8 năm 1925, Quân ủy hội ra quyết định giải thể cái đội quân địa phương, thống nhất danh xưng '''Quốc dân Cách mệnh Quân''', gọi tắt là '''Quốc quân''', tổ chức quân sự theo những nguyên tắc cơ bản của [[Chủ nghĩa Tam dânDân]], gần như hợp nhất các vai trò lãnh đạo nhà nước và quân đội vào tay Quốc dân Đảng. Ban đầu, lấy các đơn vị do sĩ quan xuất thân học viên trường Hoàng Phố là chủ lực, biên chế thành 6 đơn vị cơ bản gọi là Quân (tương đương [[quân đoàn]], đánh số từ 1 đến 6.<ref name="海">{{chú thích sách|editor=辭海編輯委員會|title=《辭海》(1989年版)|year=1989|publisher=[[上海辭書出版社]]}}</ref> Trong đó, lực lượng của trường Hoàng Phố gọi là [[Quân đoàn I, Quốc dân Cách mệnh Quân|Đệ nhất quân]], do Tưởng Giới Thạch làm Quân trưởng; Kiến quốc Tương quân (quân địa phương [[Hồ Nam]]) cải tổ thành [[Quân đoàn II, Quốc dân Cách mệnh Quân|Đệ nhị quân]], Kiến quốc Điền quân (quân địa phương [[Vân Nam]]) cải tổ thành [[Quân đoàn III, Quốc dân Cách mệnh Quân|Đệ tam quân]], Kiến quốc Việt quân (quân địa phương [[Quảng Đông]]) cải tổ thành [[Quân đoàn IV, Quốc dân Cách mệnh Quân|Đệ tứ quân]], Phúc quân (quân địa phương [[Quảng Châu]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] do [[Lý Phúc Lâm]] chỉ huy) cải tổ thành [[Quân đoàn V, Quốc dân Cách mệnh Quân|Đệ ngũ quân]]. Tổ chức ở cấp quân đoàn, [[sư đoàn]] đều bắt chước tổ chức của Liên Xô, thành lập Chính trị bộ và chức vụ [[Chính ủy]] (gọi là Đại biểu Đảng).
 
Mặc dù có nòng cốt là các sĩ quan học viên Hoàng Phố, nhưng chính phủ Quốc dân chỉ mới khống chế được Quảng Châu, so thế lực với quân phiệt các tỉnh hãy còn kém xa. Vì vậy, để nhanh chóng tăng cường quân lực, chính phủ Quốc dân chủ trương tiếp thu thêm các lực lượng vũ trang địa phương. Tháng 1 năm 1926, sát nhập các lực lượng [[Công Ngạc quân]] của Hồ Nam, Cảnh vệ quân của [[Ngô Thiết Thành]], Triều Mai quân của Quảng Đông, thành lập [[Quân đoàn VI, Quốc dân Cách mệnh Quân|Đệ lục quân]], do [[Trình Tiềm]] là Quân trưởng. Tháng 3, thu nạp thêm lực lượng quân phiệt Tân Quế hệ ở [[Quảng Tây]] cải tổ thành [[Quân đoàn VII, Quốc dân Cách mệnh Quân|Đệ thất quân]], do [[Lý Tông Nhân]] làm Quân trưởng. Tháng 6, lực lượng quân phiệt Hồ Nam của [[Đường Sinh Trí]] bị [[Ngô Bội Phu]] đánh bại, quy phục chính phủ Quốc dân, được cải tổ thành [[Quân đoàn VIII, Quốc dân Cách mệnh Quân|Đệ bát quân]].