Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bất đồng chính kiến ở Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.67.44.248 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Hugopako
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
 
==Thời chiến tranh Việt Nam==
Trong thời kỳ [[chiến tranh Việt Nam]], tại miền Nam thời [[Việt Nam Cộng hòa]], nhiều tổ chức chính trị do những người bất đồng chính kiến thành lập để hoạt động công khai, tranh cử vào [[quốc hội]] và tham gia chính trường, ra báo, biểu tình (như ngày [[Ký giả đi ăn mày]]), [[Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng|Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam]], lực lượng [[thành phần thứ ba]] Việt Nam ([[Dương Văn Minh]], [[Vũ Văn Mẫu]], [[Nguyễn Tường Tam|Nhất Linh]], ông [[Đạo Dừa]]...). Đặc biệt trong thời [[Đệ nhấtNhất Cộng hòa Việt Nam]], chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách hạn chế đối lập nên nhiều tổ chức đối lập đã tổ chức những cuộc biểu tình như trong dịp [[Quốc nạn Phật giáo Việt Nam]]. Khi đó, [[Thích Quảng Đức]] tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] vào ngày [[11 tháng 6]] năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp [[Phật giáo]] của chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] [[Ngô Đình Diệm]]. Tấm ảnh chụp hòa thượng tự thiêu đã được truyền đi khắp [[thế giới]] và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Nữ tu [[Nhất Chi Mai]] cũng đã tự thiêu để phản đối chiến tranh Việt Nam.
 
Tại miền Bắc thời [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], lực lượng đối lập không được cho phép thành lập công khai hay biểu tình đối lập nên những tổ chức đối lập thời Pháp thuộc bị giải thể và những người bất đồng chính kiến tìm cách ra báo cho một cơ quan nhà nước như nhóm [[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|Nhân Văn-Giai Phẩm]], để nói lên chính kiến của họ. Nhóm này xuất bản báo Nhân văn ra được 5 số và tập chí Giai phẩm ra được 4 số rồi bị đình bản. Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia [[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm]] bị đưa đi [[học tập cải tạo]] về tư tưởng [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]]. Một số bị treo bút một thời gian dài: [[Lê Đạt]], [[Trần Dần]], số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp [[Nguyễn Hữu Đang]]. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm". Trong [[Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam]] có nhiều "sai lầm và khuyết điểm" (như tuyên bố của Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam), giáo sư [[Trần Đức Thảo]], luật sư [[Nguyễn Mạnh Tường (luật sư)|Nguyễn Mạnh Tường]] công khai phê bình những sai lầm, và một số người bị oan như Tu sĩ [[Thiều Chửu]] tự sát vì bị nghi oan.