Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên hoàng Shōmu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: JapanNhật Bản using AWB
n →‎Trị vì: chính tả, replaced: qui luật → quy luật
Dòng 21:
Tháng 11/740, Thiên hoàng Shōmu dời đô về Kuni-kyō.
 
Năm 741 (''Tenpyô'' thứ 13), vì muốn dựa vào triết lý Phật giáo hộ quốc để trấn an mọi người, Thiên hoàng hạ chiếu lập những ngôi chùa ở mỗi địa phương gọi là ''Kokubunji'' (chiếu ấy tên là Kokubunji Konryuu no Mikotonori). Theo chiếu chỉ của ông, chùa ở Nhật được xây thành hai loại: chùa địa phương (kokubunji) và chùa sư nữ địa phương (kokubun niji). Tên chính thức của nó rắc rối hơn nhiều: ''Konkômyô shitennô gokoku no tera'' (Kim quang minh tứ thiên vương hộ quốc tự) và Hokke mezzai no tera (Pháp hoa diệt tội tự)<ref>Varley, pp. 141–142.</ref>. Chú ý hai chữ "hộ quốc" và "diệt tội". Nhà sư hoạt động mạnh mẽ dưới thời ấy là tăng Gyôki (Hành Cơ)<ref>Gyôki (Hành Cơ, 668-749) người vùng Kawachi, là nhà sư hay vân du để giáo hóa dân chúng, xây dựng cầu đường và thiết bị thủy lợi. Lúc đầu bị bắt bớ vì vi phạm quiquy luật tăng ni do tự tiện  nhúng tay làm công tác xã hội nhưng sau được triều đình hiểu cho và tôn vinh.</ref>. Ông đã góp công lớn trong việc huy động nhân lực và tài vật để dựng pho tượng Phật khổng lồ gọi là Đại Phật (Daibutsu).
 
Năm 743 ''(Tenpyō thứ 15)'': Thiên hoàng Shōmu đã giáng chiếu dựng tượng Phật khổng lồ (Daibutsu Zôryuu no Mikotonori) bằng hợp kim đồng (đồng dát vàng) tục gọi là tượng Rushanabutsu (Lô Xá Na Phật)<ref>Còn gọi là Biruhanabutsu (Tì Lô Già Na Phật), phiên âm chữ Phạn trong kinh Hoa Nghiêm.</ref>. Đến khi rời đô về Heijô thì công sự dựng tượng cũng dời về chùa Tôdaiji (Đông Đại Tự)<ref>Varley, p. 141; Brown, p. 273.</ref> ở Nara. Tượng được khánh thành vào năm ''Tenpyō-shōhō'' thứ tư (năm 752) thời [[Thiên hoàng Kōken]].