Khác biệt giữa bản sửa đổi của “ZU-23-2”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (47) using AWB
Hoangprs5 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 65:
ZU-23-2 đi vào hoạt động trong Quân đội Xô Viết vào năm 1960. ZU-23-2 thường đặt lắp đặt trên xe tải với cả 2 vai trò phòng không và phòng thủ mặt đất. Nó có thể lắp được trên xe bọc thép [[MT-LB]] và các xe bọc thép đa dụng khác. Đặc biệt là phiên bản giá ba chân lắp trên xe [[BTR-D]] thả dù. Rẻ, dễ sử dụng, dễ bảo trì giúp ZU-23-2 vẫn còn hoạt động trong [[Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga]] và hơn 20 quân đội khác trên thế giới.
 
Từ năm 1965, [[Liên Xô]] bắt đầu viện trợ với số lượng lớn pháo ZU-23-2 cho [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]].<ref>Tucker, Spencer C (2011). The Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social, and Military History. ABC-CLIO. pp. 52. ISBN 9781851099603</ref> Pháo 23&nbsp;mm và pháo 37&nbsp;mm [[61-K 37 mm]] đã trở thành xương sống của lực lượng phòng không tầm thấp và cận trung của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] trong [[Chiến tranh Việt Nam]]. Được cho là nguyên nhân gây nên 83% tổn thất cho Không quân Hoa Kỳ bởi lực lượng phòng không, ZU-23 đã bắn rơi gần 100 máy bay và trực thăng của Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt là trên tuyến đường mòn [[Trường Sơn]].<ref>{{chú thích web | url = http://www.airforcemag.com/MagazineArchive/Pages/2013/February%202013/0213vietnam.aspx | tiêu đề = Air Force Magazine | author = | ngày = | ngày truy cập = 3 tháng 7 năm 2016 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref><ref>[http://www.qdnd.vn/xa-hoi/y-te/thu-phao-cung-ha-may-bay-481715 Thử pháo cũng hạ máy bay]</ref>.
 
Trong [[Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)]], ZU-23 được Quân đội Xô Viết dùng để phòng không và cả phòng thủ mặt đất ở nơi đóng quân. Trong [[Chiến tranh Afghanistan (2001–14)]], lực lượng nổi dậy bao gồm [[Taliban]] và những đồng minh phía bắc sử dụng ZU-23-2, [[SA-7 Grail|SA-7]] và [[FIM-92 Stinger]], làm vũ khí phòng không chính của mình.