Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Vô ngã''' (無我, sa. ''anātman'', pi. ''anattā''), là một trong Ba tính chất (sa. ''trilakṣaṇa'') của sự vật. Quan điểm vô ngã là giáo pháp cơ bản của [[đạo Phật]], cho rằng, không có một [[Ngã (Phật giáo)|Ngã]] (sa. ''ātman'', pi. ''attā''), một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" cũng chỉ là một tập hợp của [[Ngũ uẩn]] (sa. ''pañcaskandha''), luôn luôn thay đổi, mất mát và, vì vậy, "tôi" chỉ là một sự '''giả hợp''', gắn liền với cái [[Khổ]].
 
==Kinh văn==
Quan điểm này đặc biệt được nhấn mạnh trong "Kinh nói về những đặc tướng của Vô ngã" (pi. ''anattālakkhaṇasutta'', Saṃyutta Nikāya 22.59, bản dịch của [[Thích Minh Châu]]):
<div class="toccolours">
:1) Một thời [[Thích-ca Mâu-ni|Thế Tôn]] ở Bàrànasi ([[Ba-la-nại]]), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), [[vườn Lộc Uyển]].
:2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị [[Tỉ-khâu]]: "Này các Tỉ-khâu".
:- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỉ-khâu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
Dòng 43:
Thế nhưng, ai cũng có thể nhận biết một khái niệm nhất định về một cái Ngã qua bài kinh trên. Cái ngã được thiết thuyết ở đây là ''trường tồn, an lạc, không biến đổi và có quyền thực hiện, kiểm soát tất cả những gì sở hữu''. Chính cái ngã này được thiết thuyết bởi những trào lưu, những người tìm đạo thời Phật còn tại thế. Phần lớn họ cho rằng, sự tái sinh được quyết định bởi [[Nghiệp]] mà chúng sinh đã tạo trong các kiếp trước. Từ đó họ kết luận rằng con người phải tu khổ hạnh tránh tạo nghiệp, khống chế nghiệp lực, hoặc nhận thức được là cốt lõi của chúng sinh, tức chân ngã hoàn toàn không liên quan đến các nghiệp và vì vậy trường tồn bất biến.
 
Quả như vậy, có nhiều người tu khổ hạnh tìm cách khống chế một phần nào đó, hoặc hoàn toàn tất cả những hoạt động thân tâm - trường hợp nổi danh nhất có lẽ là năm vị đệ tử đầu tiên của đức Phật. Điểm quan trọng ở đây là sự kiện những trào lưu thừa nhận sự nhận thức chân ngã như ''điều kiện tiên quyết'' để đạt giải thoát, bởi vì nó giúp chúng ta hiểu và xác định vị trí của bài kinh bên trên một cách chính xác hơn. Kiến giải chấp vào một ngã phần lớn được tìm thấy trong các [[Áo nghĩa thư]] (sa. ''upaniṣad'') cũng như các bài [[kinh Vệ-đà]] (sa. ''veda'').
 
Chúng ta chứng kiến rõ ràng là trước hết bài kinh chỉ trích một phương pháp tìm đạo giải thoát của ngoại đạo và sự thật là kiến giải chấp ngã thỉnh thoảng được gán vào các trào lưu ngoại đạo một cách minh xác lại càng chứng minh lập trường này hơn. Kinh thường kể về những nhà tu khổ hạnh, [[Bà-la-môn]] với kiến giải cho rằng, những điều dễ chịu trong thế gian là trường tồn, an lạc, là tự ngã siêu thoát mọi tật bệnh và hoàn toàn tịch tĩnh. Theo giáo lí của đức Phật thì các vị này phạm một lỗi nặng bởi vì qua kiến giải này, người ta chỉ làm tăng trưởng [[tham ái]] mà thôi. Mẩu chuyện thú vị bên dưới cũng được ghi lại (Dīghanikāya 9, 34f, bản dịch của H. von Glasenapp):
<div class="toccolours">
:Một vài người tu khổ hạnh và Bà-La-Môn cho rằng: "Tự ngã sau khi chết hoàn toàn an lạc, siêu thoát mọi khổ ải." Ta liền hỏi họ: "Các ông có khi nào thấy một thế giới hoàn toàn an lạc hoặc một tự ngã nào đó hoàn toàn an lạc dù chỉ một ngày hoặc một đêm?" Họ phủ nhận cả hai trường hợp. Như vậy nào có khác trường hợp anh chàng nọ quả quyết "Tôi yêu cô gái đẹp nhất nước" và nếu một người nào đó hỏi "Anh có quen thiếu nữ đẹp nhất nước, anh có biết cô ấy tên gì, thuộc giòng tộc nào, thấp bé, nước da trắng, đen và cư ngụ ở đâu?" Và anh ta phải trả lời tất cả những câu hỏi đó với 'không biết'. Vậy không phải những gì anh ta nói đều là những lời nói rỗng tuếch vô nghĩa hay sao?