Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 56:
Từ ''attā'' (thân danh từ ''attan'') trong [[tiếng Pali]] là một đại từ phản thân chính quy (''regular reflexive pronoun''), được dịch thành "nơi chính người ấy", "chính tôi" tuỳ trường hợp. Nếu ''attā'' là một thật danh từ (''substantive'') thì cũng không phải lúc nào dịch là "ngã" cũng đúng, mà thỉnh thoảng chính xác hơn nếu ta sử dụng từ "bản chất", hay "nội tại [của người ấy]". Để diễn tả một "cá nhân" thì Thượng Toạ bộ dùng chữ Pali ''puggala'' (bổ-đặc-già-la 補特伽羅, sa. ''pudgala''), trong ngôn ngữ hằng ngày ta cũng có thể hiểu đây là chủ thể của các hoạt động tâm lí cũng như thân thể. Hai chữ khác thường gặp là ''satta'' (chúng sinh, sa. ''sattva'') hoặc từ ghép ''nāmarūpa'' (danh sắc), trong trường hợp này đặc biệt chỉ một "cá nhân được hợp thành".
 
Thượng Toạ bộ cũng tìm cách tiếp cận vấn đề vô ngã, nhưng lại không hoàn toàn sa lạc vào phương pháp thuần lí luận như [[Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ]]. Họ cũng không tìm cách giải quyết những gì đức Phật lịch sử để lại không giải thích. Tuy nhiên, họ vẫn muốn kiến lập một toà nhà tư tưởng tiền hậu nhất trí, tổng hợp và giải thích những vấn đề [[triết học]] và thuộc về những vấn đề triết học này – điều dĩ nhiên – là vô ngã, một vấn đề ''par excellence'' được ghi lại trong nhiều bộ kinh. [[A-tì-đạt-ma]] bảy phần của Thượng Toạ bộ được hình thành trên chính cơ sở này.
 
Sự tái sinh không có một tự ngã được đức Phật giải thích qua thuyết [[Duyên khởi]] với mười hai nhân duyên hệ thuộc. Các vị Cao tăng Thượng Toạ bộ phát triển từ cơ sở này một thế giới quan mang tính chất năng động tương quan. Tất cả những gì hiện hữu, kể cả con người, đều là một tiến trình được hình thành bởi những tính chất đặc thù, được gọi là [[Pháp (Phật giáo)|Pháp]] (hoặc đạt-ma, pi. ''dhamma'', sa. ''dharma''), H.W. Schumann tóm tắt như sau (''Buddhismus'', tr. 118.):
 
:''Các pháp được kiến tạo bởi những pháp khác, kết hợp với những pháp hiện hành để trở thành những kết hợp khác hình thành thế giới hiện hữu, để rồi sau đó huỷ hoại, trở thành nhân duyên cho những pháp khác, nhường chỗ cho những pháp khác xuất hiện. Chúng không phải là những đặc tính của một thật chất, mà phối hợp không cần một chủ thể để trở thành những hiện tượng "con người" và "thế giới". Các pháp tương tự như một giai điệu âm nhạc. Không một âm nào có thể tồn tại lâu hơn một phần giây, một khoảnh khắc người ta có thể nghe được nó, nhưng chính qua đó mà những đơn âm này có thể tiếp nối nhau để tạo thành một giai điệu. Hiện thật chỉ nằm trong thế giới hiện tượng được tạo bởi chư pháp. Không có sự tồn tại, chỉ có sự lưu chuyển''.
 
Người ta phân biệt hai tiến trình của chư pháp, bên trong và bên ngoài. Tiến trình bên trong giải thích những hiện tượng xảy ra nội tâm, sự thăng trầm của tâm thức chúng ta và sự biến chuyển liên tục của các mối tư duy. Vì Phật định nghĩa "thế giới" chính là những gì được phản ánh trong tâm thức cho nên tiến trình bên trong này của Thượng Toạ bộ cũng giải thích hiện tượng "thế giới chủ quan". Tuỳ theo sự xuất hiện của chư pháp và sự kết hợp của chư pháp trong tâm thức mà hình tượng của thế giới bên ngoài biến chuyển.
Dòng 66:
Tiến trình bên ngoài tạo cơ sở lí thuyết cho sự tái sinh không một chủ thể. Một tiến trình được khởi động bằng nghiệp và hình thành một "cá nhân" nhất định tuỳ theo chất lượng của chính nghiệp này. Mặc dù các biểu thị như "khổ", "nghiệp" và "giải thoát" được quy về một chủ thể, nhưng theo Thượng Toạ bộ thì chủ thể này chỉ là một cái gì đó mang tính chất kinh nghiệm, một khối tổng hợp tạm thời của chư pháp, không có một thật thể nào.
 
Đại luận sư [[Phật Âm]] (pi. ''buddhaghosa'') viết như sau trong bộ luận ''[[Thanh tịnh đạo]]'' (Bản dịch của Nyānatiloka, ''Der Weg zur Reinheit'', tr. 597, 719-720):
<div class="toccolours">
:Chỉ có khổ, nhưng chẳng có người chịu khổ,
Dòng 78:
:Ai nhận thức được như vậy là người có trí. (Vism 19, 20II S. 602)
</div>
Thượng Toạ bộ liệt kê 82 pháp khác nhau và quan trọng ở đây là sự phân loại chư pháp thành hữu vi (pi. ''saṅkhata'') và [[Vô vi (Phật giáo)|vô vi]] (pi. ''asaṅkhata''). Các pháp hữu vi chính là những nhân tố hình thành cuộc sống, thế giới và khổ ách. Pháp vô vi duy nhất là [[Niết-bàn]]. Như đặc tính "vô vi" cho thấy, pháp này không được tạo bởi nghiệp lực mà tồn tại thường hằng.
 
Như vậy thì theo Thượng Toạ bộ, thế giới chung quy được hình thành bởi chư pháp. Chỉ chư pháp mới là hiện thật. Thượng Toạ bộ nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong thế giới chúng ta. Tỉ-khâu Na-tiên nói với vua Di-lan-đà: "Xe" chỉ là một biểu thị, một cách gọi, một tên được sử dụng khi các yếu tố quy tụ, và trường hợp "cá nhân" cũng tương tự như vậy (Frauwallner: ''Geschichte der Buddhistischen Philosophie'', tr. 69-70).
Dòng 84:
Nhưng qua đó thì một vấn đề khác lại xuất hiện: Sự thừa nhận chư pháp mang một thật thể, một ngã. Tuy nhiên, giữa lập trường chấp pháp ngã này và chấp ngã của Bà-la-môn giáo có một điểm tương phản rất lớn, được V. Zotz ghi lại rất chính xác (''Die Geschichte der buddhistischen Philosophie'', S. 73.):
 
:"Việc phản bác một thật thể chủ quan dẫn đến trường hợp thừa nhận hiện thật của các pháp khách quan. Để chứng minh 'con người' không có một ngã, một bổ-đặc-già-la thì chư pháp lại mang những đặc tính của một ngã. Nhưng, vì đây không phải là một nguyên tắc mà chỉ là một mạng lưới nhân duyên sinh khởi, cho nên, không một pháp nào trở thành cái tuyệt đối, như trường hợp Ātman trong [[Ấn Độ giáo]]."
 
==Bổ-đặc-già-la của Độc Tử bộ==