Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp Nhãn Văn Ích”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: : → :, tháng bảy năm → tháng 7 năm using AWB
Dòng 27:
 
Sư có để lại tác phẩm: Kim lăng thanh lương viện Văn ích thiền sư ngữ lục(法眼文益禪師語錄)(1 quyển, do ngài Pháp nhãn Văn ích soạn vào đời Đường, được thu vào Đại chính tạng tập 47. Nội dung sách này ghi chép các pháp ngữ: Thướng đường, thị chúng, vấn đáp, cơ duyên, cử cổ, đại cổ, kệ tụng... của Thiền sư Pháp nhãn Văn ích –Tổ khai sáng tông Pháp nhãn– khi ngài trụ ở viện Sùng thọ, Thiền viện Báo ân và Thiền viện Thanh lương)
 
== Pháp Ngữ và Công Án ==
Sư thượng đường nói: "Chỉ thế ấy thì giải tán đi, lại có Phật pháp hay không, thử nói xem? Nếu không lại đến trong ấy làm gì? Nếu có, thì trong chợ chỗ nhiều người tụ hội cũng có, cần gì phải đến trong ấy?
 
Chư vị! mỗi người đã từng xem Hoàn Nguyên quán, Bách Môn nghĩa hải, Hoa Nghiêm luận, Niết-bàn kinh, các kinh sách rất nhiều, cái gì trong kinh có thời tiết ấy? Nếu có, thử nêu ra xem! chẳng là trong kinh thế ấy, có những lời thế ấy, đó là thời tiết chăng? Có cái gì là giao thiệp. Sở dĩ lời hay kẹt ở đầu tâm, thường làm môi trường cho duyên lự, thật tế ở ngay trước mắt, đổi làm cảnh danh tướng, lại làm sao được đổi? Nếu đã đổi rồi thì làm sao được chánh? Hội chăng? Nếu chỉ niệm kinh sách thế ấy, có dùng vào chỗ gì?"
 
Sư lại nói:" Làm sao hội? Chớ nói, đến hỏi thế ấy, bèn chẳng được đạo của ông. Sáu chỗ chẳng tri âm, chỗ mắt chẳng tri âm? chỗ tai chẳng tri âm? Nếu vậy chỗ căn bản có tìm hiểu là không được. Người xưa nói: ?lìa thanh sắc mắc thanh sắc, lìa danh tự mắc danh tự?. Do đó, cõi trời Vô tưởng tu được trải qua tám muôn đại kiếp, một hôm cũng phải thối đọa, các việc rõ ràng. Bởi vì chẳng biết căn bản chân thật, tu hành theo thứ lớp, ba đời sáu mươi kiếp, bốn đời một trăm kiếp, như thế thẳng đến ba a-tăng-kỳ quả mới tròn đầy. Người xưa vẫn nói ?chẳng bằng một niệm duyên khởi vô sanh, vượt khỏi cái thấy của tam thừa quyền học kia v.v...? Lại nói ?khảy móng tay tròn thành tám vạn môn, sát-na diệt hết nghiệp ba kỳ?. Phải cần thể cứu. Nếu như thế dùng khí lực bao nhiêu?"
 
Sư dạy chúng:"thấy đạo là gốc, sáng đạo là công, liền hay được sức đại trí tuệ. Nếu chưa được như thế thì, việc đáng yêu thích trong tam giới phải dạy dẹp hết, vừa có một mảy may lại là chưa được. Như các ông khi ngủ chẳng sân bèn hỉ, đây là cảnh giới hôn loạn huân tập đã thuần thục ở trong tam giới. Không tỉnh táo thì hôn loạn, bởi duyên các ông tạp loạn gây nên. Cổ nhân gọi đó là đến vàng hóa ra mà lầm cho là vàng ròng, nó còn chẳng bằng vàng trong mỏ. Nếu nhìn thấy tột xương thấu tủy, ấy là sức siêu thoát của các ông. Nếu chưa được như thế, nên xem xét cái gì là lầu đài điện các? Chư Thánh chưa hẳn thường nắm tay ông, ông chưa hẳn nương theo mà đi, xưa nay như thế vậy"
 
Sư dạy:" Chư Thượng tọa! thời tiết lạnh cần gì đến đây? Hãy nói đến đây là tốt hay chẳng đến đây là tốt? Hoặc có Thượng tọa nói ?chẳng đến đây là tốt, vì chỗ nào chẳng phải, lại cần đến đây làm gì?. Hoặc có Thượng tọa nói ?y cũng chẳng đặng một chiều, cần đến chỗ Hòa thượng mới được?. Chư Thượng tọa! hãy nói hai người ấy đối trong Phật pháp lại có tiến thú hay không? Thượng tọa! thật là chẳng được đồng, không có một tí có thể tiến thú. Người xưa gọi là ?chùy sắt không lỗ?, mù từ bé, điếc từ bé, không khác. Nếu lại có một Thượng tọa bước ra nói ?hai người kia đều không được?. Vì sao như thế? Vì y còn chấp trước, cho nên chẳng được.
 
Chư Thượng tọa! như thế thật giống hành khước như thế thật giống thương lượng, còn mong làm gì? hay là chỉ cần khua môi múa mỏ? hay là riêng có chỗ mong? Sợ e y chấp trước là chấp trước cái gì? Hay là chấp trước lý, chấp trước sự, chấp trước sắc, chấp trước không? Nếu chấp lý, lý là cái gì mà chấp? Nếu chấp sự, sự là cái gì mà chấp? Chấp sắc chấp không cũng như thế.
 
Sở dĩ bình thường, Sơn tăng nói với chư Thượng tọa mười phương chư Phật, mười phương thiện tri thức luôn luôn duỗi tay; chư Thượng tọa luôn luôn nắm tay. Mười phương chư Phật luôn luôn duỗi tay, là duỗi ở chỗ nào? Chư Thượng tọa luôn luôn nắm tay, lại có chỗ hội, hội lấy là tốt. Nếu chưa hội được, chớ nói: đều phải, đồng đến, toàn lấy.
 
Chư Thượng tọa! người hành khước nhà bên cần phải xét kỹ, phải để hết tinh thần, không nên trông cậy vào trí tuệ chút ít, qua mất thời đẹp đẽ."
 
Sư có làm nhiều bài kệ tụng, nổi bật như:
 
''Tam giới duy tâm''
 
''            Vạn pháp duy thức''
 
''            Duy thức duy tâm''
 
''            Mắt thanh tai sắc.''
 
''            Sắc chẳng đến tai''
 
''            Thanh nào chạm mắt''
 
''            Mắt sắc tai thanh''
 
''            Muôn pháp thành xong.''
 
''            Muôn pháp chẳng duyên''
 
''            Đâu quán như huyễn''
 
''            Đại địa sơn hà''
 
''            Gì bền gì đổi?''
 
==Tham khảo==