Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đổi Mới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 72:
Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng [[chỉ số năng lực cạnh tranh]] ở mức thấp, gây lãng phí [[tài nguyên]]. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước [[kinh tế đang phát triển]]. Trong cơ cấu kinh tế, lao động [[nông nghiệp]] vẫn chiếm gần 70% (2010) khiến tình khiếm dụng lao động (underemployment) phổ biến tại Việt Nam. Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các [[doanh nghiệp nhỏ và vừa]]. Các [[doanh nghiệp Nhà nước]] chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt động kém hiệu quả, thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiều. Xuất khẩu chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp nội yếu kém. Dân chúng có thói quen đầu tư vào vàng hay địa ốc khiến tư bản không được đưa vào hoạt động kinh doanh. Những hạn chế này do Việt Nam có xuất phát điểm quá thấp, thiếu tư bản, thiếu nền tảng kinh tế - kỹ thuật, thiếu lao động có kỹ năng, thiếu truyền thống và văn hóa kinh doanh.
 
Một số [[thị trường]] vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: [[thị trường vốn]], [[thị trường tiền tệ (vốn)|thị trường tiền tệ]], [[thị trường lao động]], [[thị trường khoa học công nghệ]]... Một số [[thể chế]] [[pháp luật]] và [[hành chính]] cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền... làm [[chỉ số minh bạch]] của [[môi trường kinh doanh]] thấp. Những hạn chế này khá phổ biến tại các quốc gia đang phát triển chứ không phải chỉ tồn tại ở Việt Nam. Tuy còn nhiều hạn chế không tránh khỏi ở một quốc gia đang phát triển nhưng nhìn chung nhà nước Việt Nam có những nỗ lực để khắc phục những hạn chế này để bảo đảm sự phát triển của nền kinh tế.
 
Sau 20 năm Đổi Mới, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam là nước có nền [[kinh tế thị trường]].