Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục khoa cử Đại Việt thời Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
lạc đề. Đây là bài khoa cử nhà Lý, ko phải LS giáo dục VN nhé
n →‎Khoa cử: replaced: cả 3 → cả ba using AWB
Dòng 25:
Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó<ref name="ky597">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 597</ref>. Trong kỳ thi thứ tư, thí sinh phải viết luận về chủ đề ''Y quốc thiên'' (thiên trị nước) và ''thiên tử truyện'' (truyện đế vương).
 
Các khoa thi không hỏi riêng về kiến thức một lĩnh vực Nho giáo đơn thuần mà hỏi cả về Phật giáo và Đạo giáo, vì vậy đòi hỏi người ứng thí các khoa thi phải thông hiểu kiến thức cả 3ba đạo này mới có thể đỗ đạt<ref>Mai Hồng, sách đã dẫn, tr 14</ref>. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm [[1195]] dưới triều vua [[Lý Cao Tông]]. Thi cử bằng cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên khá phổ biến vào thời Lý<ref name="ky598">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 598</ref>. Sử gia [[Ngô Sĩ Liên]] thời [[Nhà Lê sơ|Hậu Lê]] theo quan điểm độc tôn Nho giáo không đồng tình với việc này<ref>Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 7-8</ref>:
{{cquote|
''Thi tam giáo là thi xét những người thông hiểu cả đạo Nho, đạo Giáo và đạo Phật thi cho đỗ. Bậc chân Nho thời xưa cũng có những người học rộng sách bách gia, tham bác Phật gia, Lão gia, nhưng sau biết Lão, Phật là mơ hồ, không có chỗ nắm được, nên lại quy về nghiên cứu Lục kinh. Lục kinh truyền đạo của [[Khổng Tử]], có luân lý vua tôi, cha con, có dạy về quy tắc của sự vật và đạo thường của loài người, mà bản lĩnh và ý chí cốt tinh tế và chuyên nhất. Người nào đã học Nho gia mà lại học thêm Đạo gia, Phật gia thì thấy sách đạo nói: "Thiên biến vạn hóa, có đức hay không có đức, thoe việc mà cảm ứng, dấu vết không thường"; sách Phật nói: "không sinh, không diệt, không ở đâu lại, cũng không đi đâu, cũng không cân lực, cũng không tướng mạo", đều là học lộn xộn không có thuần túy, lòng hỗn tạp không chuyên nhất, dẫu cho học được sách xưa của Hiên Viên, Đế Cốc, hiểu được phép màu của Át-nan-ma-ha thì có ích gì cho thế đạo, cho nước nhà? Lấy những người đỗ để làm gì?''}}