Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bob Dylan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Danh hiệu: replaced: tháng 6, 20 → tháng 6 năm 20, tháng 2, 20 → tháng 2 năm 20 using AWB
n replaced: cả 2 → cả hai (3) using AWB
Dòng 65:
Tháng 5 năm 1963, quan điểm chính trị của Dylan ngày một được quan tâm và anh được mời tới chương trình ''[[The Ed Sullivan Show]]''. Trong quá trình tập dượt, anh được đài [[CBS]] thông báo rằng anh phải trình diễn ca khúc "[[Talkin' John Birch Paranoid Blues]]" nhằm ủng hộ tổ chức [[John Birch Society]]. Vì không muốn phải thỏa thuận với các cơ quan kiểm duyệt, Dylan quyết định không tham gia chương trình nữa<ref>Dylan thu âm trước đó ca khúc "Talkin' John Birch Society Blues" cho album [[The Freewheelin' Bob Dylan|''Freewheelin'']] của mình, song ca khúc sau đó bị thay thế bởi những sáng tác khác, trong đó có "[[Masters of War]]". Xem thêm tại Heylin (2000), trang 114–115.</ref>.
 
Cũng khoảng thời gian này, Dylan và Baez cùng nhau tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội, bắt đầu từ cuộc [[Tuần hành về Washington cho việc làm và tự do|Tuần hành về Washington]] ngày 23 tháng 8 năm 1963<ref>Dylan trình diễn "[[Only a Pawn in Their Game]]" và "[[When the Ship Comes In]]"; xem thêm tại Heylin (1996), trang 49.</ref>. Album thứ ba của anh, ''[[The Times They Are a-Changin']]'', thể hiện một Dylan giàu tính chính trị và châm biếm hơn. Những ca khúc đề cập tới những chủ đề thời sự hơn, liên quan tới đời sống, trong đó "Only A Pawn In Their Game" được viết để gửi tới thủ phạm ám sát nhà hoạt động nhân quyền [[Medgar Evers]], còn "[[The Lonesome Death of Hattie Carroll]]" lại nhắc tới cái chết của người phục vụ quán bar da màu Hattie Carroll bởi nhân vật hoạt động xã hội trẻ tuổi William Zantzinger<ref>Ricks, trang 221–233.</ref>. Với chủ đề khái quát hơn, "[[Ballad of Hollis Brown]]" và "[[North Country Blues]]" thể hiện nỗi chán chường đối với sự tan rã của cộng đồng những người tá điền và khai thác mỏ. Những chất liệu chính trị thậm chí còn xuất hiện trong cả 2hai bản tình ca "Boots of Spanish Leather" và "One Too Many Mornings"<ref>Williams, trang 56.</ref>.
 
Cuối năm 1963, Dylan vận động và điều hòa giữa nhạc folk truyền thống và các hoạt động phản chiến. Những căng thẳng nổ ra khi trong lúc nhận [[Thomas Paine|giải thưởng Tom Paine]] do Ủy ban Quốc gia khẩn cấp về nhân quyền (NECLC) trao tặng{{#tag:ref|National Emergency Civil Liberties Committee (Ủy ban Quốc gia khẩn cấp về nhân quyền) được thành lập vào tháng 10 năm 1951 bởi 150 nhà nghiên cứu và giáo sĩ về quyền con người theo những điều luật có ghi trong [[Hiến pháp Hoa Kỳ]], chủ yếu về quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, đi lại và tụ tập công cộng<ref name=stern>{{chú thích báo |url=http://search.ancestry.com/cgi-bin/sse.dll?ti=0&indiv=try&db=mnbirth&h=9920599 |title=Civil-Liberties Units Expanding; Top Organizations to Broaden Scope of Activities |date=ngày 22 tháng 12 năm 1968| first = Michael|last= Stern |publisher=New York Times|accessdate= ngày 4 tháng 2 năm 2014}}</ref>.|group="gc"}} không lâu sau vụ ám sát Tổng thống [[John F. Kennedy]], Dylan đã say sưa đặt những câu hỏi về vai trò của Ủy ban này, miêu tả những thành viên trong hội đồng là già nua và hói đầu, cho rằng đó là những đặc điểm tương đồng với thủ phạm ám sát Kennedy, [[Lee Harvey Oswald]]<ref>Trích đoạn lời nói của Dylan: "Không có da trắng hay da màu, cánh tả hay cánh hữu với tôi nữa; chỉ còn có lên và xuống mà đã xuống thì rất gần với mặt đất. Và tôi đang cố gắng leo lên mà không phải nghĩ về những thứ tầm phào như chuyện chính trị."; Shelton, trang 200–205.</ref>.
Dòng 199:
Đạo diễn lừng danh [[Martin Scorsese]] thực hiện bộ phim ''[[No Direction Home]]'' nói về tiểu sử của Dylan<ref>{{chú thích web| url = http://www.rottentomatoes.com/m/1148076-no_direction_home_bob_dylan/| title = No Direction Home: Bob Dylan| date = ngày 8 tháng 10 năm 2006| accessdate = ngày 12 tháng 7 năm 2013| publisher = rottentomatoes.com}}</ref>, trình chiếu 2 ngày 26-27 tháng 9 năm 2005 trên kênh BBC 2 tại Anh và PBS tại Mỹ<ref>{{chú thích web |url=http://www.pbs.org/wnet/americanmasters/episodes/bob-dylan/about-the-film/574/ |title=''No Direction Home'': Bob Dylan A Martin Scorsese Picture |publisher=PBS |accessdate=ngày 6 tháng 11 năm 2009}}</ref>. Bộ phim tập trung nhiều vào giai đoạn kể từ khi Dylan tới New York vào năm 1961 cho tới tai nạn xe máy vào năm 1966 với lời kể của [[Suze Rotolo]], [[Liam Clancy]], [[Joan Baez]], [[Allen Ginsberg]], [[Pete Seeger]], [[Mavis Staples]] và bản thân Dylan. Bộ phim được trao giải Peabody vào tháng 4 năm 2006<ref>{{chú thích web| url = http://www.peabodyawards.com/award-profile/american-masters-no-direction-home-bob-dylan| title = American Masters, No Direction Home| accessdate = ngày 1 tháng 10 năm 2014| publisher = peabodyawards.com}}</ref> và giải thưởng Columbia-duPont vào tháng 1 năm 2007<ref>{{chú thích web |url=http://www.journalism.columbia.edu/site_map |title=Past duPont Award Winners |year=2007 |accessdate=ngày 7 tháng 9 năm 2008 |publisher=The Journalism School, Columbia University}}</ref>. Phần nhạc phim bao gồm nhiều sáng tác chưa từng được phát hành của Dylan.
 
Dylan nhận được thêm sự chú ý khi một nghiên cứu vào năm 2007 đã công bố rằng phần ca từ của ông được dùng làm trích dẫn bởi các thẩm phán và luật sư nhiều hơn bất kể một nghệ sĩ nào khác – 186 lần so với con số 74 của [[The Beatles]], nghệ sĩ đứng thứ 2. Những người từng trích dẫn chúng bao gồm cả [[Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ]] [[John Roberts]] và thẩm phán [[Antonin Scalia]], cho dù cả 2hai cùng mang khuynh hướng bảo thủ. Một trong những đoạn trích dẫn nổi tiếng nhất có lẽ là "You don't need a weatherman to know which way the wind blows"{{#tag:ref|Tạm dịch "Bạn không cần tới một người dự báo thời tiết để biết gió thổi hướng nào."|group="gc"}} từ ca khúc "[[Subterranean Homesick Blues]]" và "When you ain't got nothing, you got nothing to lose"{{#tag:ref|Tạm dịch "Khi bạn không còn gì, thì bạn cũng chẳng có gì để mất."|group="gc"}} từ ca khúc "[[Like a Rolling Stone]]"<ref>{{chú thích báo |first=Carol J. |last=Williams |title=Judges hand down the law with help from Bob Dylan |date=ngày 9 tháng 5 năm 2011 |url=http://articles.latimes.com/2011/may/09/local/la-me-bob-dylan-law-20110509 |work=Los Angeles Times |accessdate=ngày 10 tháng 5 năm 2011 |postscript = <!--None-->}}</ref><ref>{{chú thích báo |first=Robert (host)|last=Siegel |date=ngày 10 tháng 5 năm 2011 |title=Bob Dylan's Words Find Place In Legal Writings |url=http://www.npr.org/2011/05/10/136181949/bob-dylans-words-find-place-in-legal-writings |publisher=[[NPR]] |accessdate=ngày 10 tháng 5 năm 2011 |postscript=<!--None-->}}</ref>.
 
==== ''Modern Times'' ====
Dòng 392:
Nhiều nhà phê bình cho rằng vài góc nhìn của Dylan trở thành quan điểm chung cho âm nhạc quần chúng. Trong cuốn ''Awopbopaloobop Alopbamboom'', Nik Cohn viết: ''"Tôi không đứng dưới góc nhìn của Dylan như một nhà tiên tri, một vị cứu tinh trẻ tuổi hay bất kể điều gì khác mà người ta từng trọng vọng. Cái cách mà tôi nhìn cậu ấy đó là một kẻ có chút tài năng đi cùng với một năng khiếu vĩ đại để tự tôn."''<ref>Cohn, trang 164–165.</ref> Cây bút người Úc Jack Marx đặt Dylan về sự thay đổi trong hình tượng của một ngôi sao nhạc rock: ''"Thứ không phải bàn cãi đó là Dylan đã tạo nên phong thái kiêu ngạo, đầy giọng giả thanh mà sau này trở thành phong cách chủ đạo của nhạc rock, điều mà tất cả mọi người, từ [[Mick Jagger]] cho tới [[Eminem]] đều phải tự nhủ bản thân học theo."''<ref>{{chú thích báo | url = http://www.theaustralian.com.au/arts/tangled-up-in-blah/story-e6frg8px-1111117308423 | title = Tangled Up In Blah | author=Marx, Jack | date = ngày 2 tháng 9 năm 2008 | accessdate =ngày 5 tháng 10 năm 2008 | work=The Australian }}</ref>
 
Một vài nghệ sĩ khác lại có quan điểm khá trái ngược. [[Joni Mitchell]] gọi Dylan là "kẻ cắp" và giọng ca của ông là "giả tạo" trong bài phỏng vấn trên tờ ''[[Los Angeles Times]]'' năm 2010 khi cho rằng bà và Dylan có quá nhiều nét tương đồng vì cả 2hai đều có chung tính cách<ref>{{chú thích báo| url = http://articles.latimes.com/2010/apr/22/entertainment/la-et-jonimitchell-20100422/2| title = It's a Joni Mitchell concert| author=Diehl, Matt| date = ngày 22 tháng 4 năm 2010| accessdate =ngày 2 tháng 5 năm 2010| work=[[Los Angeles Times]]}}</ref><ref>{{chú thích web|first=Bethany|last=Larson| title=Folk Face-Off: Joni Mitchell vs. Bob Dylan | url=http://flavorwire.com/85781/folk-face-off-joni-mitchell-vs-bob-dylan|date=ngày 23 tháng 4 năm 2010|accessdate=ngày 4 tháng 8 năm 2011|publisher=Flavorwire.com}}</ref>. Nhận xét của Mitchell dẫn tới hàng loạt đánh giá việc Dylan vay mượn yếu tố từ những nghệ sĩ khác, bao gồm cả đồng tình và chỉ trích<ref>{{chú thích web | url = http://www.thedailybeast.com/articles/2010/04/30/is-bob-dylan-a-phony.html | title = Is Bob Dylan a Phony?| author=Wilentz, Sean| authorlink = Sean Wilentz | date = ngày 30 tháng 4 năm 2010| accessdate =ngày 2 tháng 5 năm 2010| work=The Daily Beast}}</ref>. Năm 2013, Mitchell trả lời trong bài phỏng vấn với đài [[Canadian Broadcasting Corporation|CBC]] rằng những lời bà nói với tờ ''Los Angeles Times'' đã bị đưa "hoàn toàn ra khỏi ngữ cảnh đúng của nó", và người thực hiện phỏng vấn là một "gã tồi". Mitchell bổ sung: ''"Tôi thích rất nhiều sáng tác của Dylan. Về mặt âm nhạc, anh ta cũng không thực sự tài năng. Anh ấy mượn giọng từ những tiền bối. Anh ấy có cả đống thứ vay mượn. Anh ấy cũng không phải là một tay guitar giỏi. Nhưng anh ấy đã sáng tạo ra một tính cách riêng để thể hiện ca khúc của mình."''<ref>{{chú thích web| url = http://www.youtube.com/watch?v=gZY8aDg_dTI| title = Joni Mitchell on Bob Dylan, CBC Music Exclusive|date = ngày 11 tháng 6 năm 2013|accessdate= ngày 8 tháng 12 năm 2013| publisher = CBC Music Exclusive, YouTube}}</ref>
 
Trò chuyện với [[Mikal Gilmore]] của tạp chí ''[[Rolling Stone]]'' năm 2012, phản ứng trước những cáo buộc "ăn cắp", đặc biệt với việc lấy nguyên một đoạn thơ của [[Henry Timrod]] để đưa vào album ''[[Modern Times (album của Bob Dylan)|Modern Times]]''<ref name = "nytTimrod"/>, Dylan trả lời đó là "một phần của truyền thống"<ref>{{chú thích web| url = http://www.rollingstone.com/music/news/bob-dylan-unleashed-a-wild-ride-on-his-new-lp-and-striking-back-at-critics-20120927?page=7| title = Bob Dylan Unleashed| author = Gilmore, Mikal| date = ngày 27 tháng 9 năm 2012| accessdate = ngày 11 tháng 1 năm 2013| publisher = rollingstone.com}}</ref>{{#tag:ref|Dylan nói với Gilmore: "Cứ như là Henry Timrod cảm thấy phiền vậy, anh đã nghe ông ấy nói gì chưa? Có ai từng thực sự đọc thơ ông ấy? Và ai là người cứ muốn đưa ông ấy ra ánh sáng vậy?... Và nếu anh nghĩ thật dễ dàng để trích dẫn một đoạn thơ của ông ấy, rằng điều đó giúp sáng tác của mình hay hơn thì hãy thử làm và xem anh làm được tới đâu. Toàn những gã đồng bóng mới thích nói về điều này. Chuyện này xưa lắm rồi – một phần của truyền thống".|group="gc"}}.