Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phục Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tôn giáo: replaced: có 4 người → có bốn người using AWB
Dòng 141:
Những lý tưởng mới của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù mang tính thế tục nhiều hơn trong một vài khía cạnh, đã phát triển dựa trên một nền tảng Cơ đốc giáo, đặc biệt ở phong trào Phục Hưng phương Bắc. Phần nhiều, nếu không nói là hầu hết, các tác phẩm nghệ thuật mới được đặt hàng hoặc hiến tặng cho Giáo hội<ref>Open University article on ''[http://www.open.ac.uk/Arts/renaissance2/religion.htm Religious Context in the Renaissance]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>. Tuy nhiên, Phục Hưng đã có một ảnh hưởng sâu sắc lên nền [[thần học]] đương thời, đặc biệt là trong cách mà con người nhận thức quan hệ giữa người và Chúa Trời<ref name="openuni"/>. Nhiều nhà thần học lỗi lạc của giai đoạn này là những nhà nhân văn hoặc đi theo phương pháp nhân văn chủ nghĩa, như [[Erasmus]], [[Huldrych Zwingli|Zwingli]], [[Thomas More]], [[Martin Luther|Luther]] và [[John Calvin|Calvin]].
 
Phục Hưng xuất hiện trong một thời đại của những nhiễu nhương tôn giáo. Thời Hậu kỳ Trung Đại chứng kiến một thời kỳ những mưu đồ chính trị bao quanh chế độ [[giáo hoàng]], mà đỉnh điểm là cuộc [[Ly giáo Tây phương]], trong đó ba người đồng thời tuyên bố mình là [[giám mục]] chân chính của [[giáo phận Rôma]] (tức Giáo hoàng)<ref>[[Catholic Encyclopedia]], ''[http://www.newadvent.org/cathen/13539a.htm Western Schism]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>. Mặc dù cuộc ly giáo cuối cùng cũng được giải quyết bằng [[Công đồng Constance]] (1414), nó đánh dấu sự sa sút nghiêm trọng danh dự của Giáo hội và thế kỉ 15 chứng kiến một phong trào cải cách mang tên [[Thuyết công đồng]] (tiếng Anh: ''conciliarism'') tìm cách hạn chế quyền lực cá nhân của Giáo hoàng. Mặc dù Giáo hoàng một lần nữa nắm quyền tối thượng trong sự vụ giáo hội kể từ [[Công đồng Lateran V]] (1511), chức vị này liên tục đi kèm với những cáo buộc tham nhũng, thối nát, nổi tiếng nhất là [[Giáo hoàng Alexanđê VI]], người bị buộc các tội [[tội mại thánh|mại thánh]], [[gia đình trị]], và có 4bốn người con trong khi làm Giáo hoàng, và gả chúng cho các hoàng tộc để thâu tóm quyền lực<ref>[[Catholic Encyclopedia]], ''[http://www.newadvent.org/cathen/01289a.htm Alexander VI]''</ref>.
 
Những giáo sĩ như Erasmus và Luther đề xuất cải cách Giáo hội, thường dựa trên việc bình chú [[Tân Ước]] theo khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa<ref name="openuni">Open University, ''[http://www.open.ac.uk/Arts/renaissance2/religion.htm Looking at the Renaissance: Religious Context in the Renaissance]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>. Tháng 10 năm 1517, Luther công bố "95 Luận văn", thách thức quyền lực Giáo hoàng và chỉ trích sự mục nát của giáo hội, đặc biệt là việc buôn bán [[phép xá tội]]. Những luận văn này dẫn đến một cuộc đại cải cách, tức [[Cải cách Kháng Cách]], một sự cắt đứt với Giáo hội Công giáo La mã từng tuyên bố quyền thống trị ở Tây Âu. Do đó, chủ nghĩa nhân văn nói riêng và Phục Hưng nói chung đóng một vai trò trực tiếp trong sự bùng nổ Kháng Cách, cũng như nhiều cuộc tranh cãi và tranh chấp tôn giáo đương thời<ref name="Renaissance and Reformation">{{chú thích sách|last=Estep|first=William Rosoe|title=Renaissance and Reformation|year=1986|publisher=Wm. B. Eerdmans Publishing Co.|pages=ix|url=http://books.google.com.tw/books?id=dUENoh0ey4QC&printsec=frontcover&dq=renaissance+and+the+reformation&hl=en&sa=X&ei=AjktUdbUA4-80QGUxoCYDA&redir_esc=y#v=onepage&q=renaissance%20and%20the%20reformation&f=false}}</ref>.