Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến nước Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: cả 2 → cả hai (3) using AWB
n →‎Chiến thuật lục quân: replaced: có 5 người → có năm người using AWB
Dòng 166:
Vũ khí chính của các lực lượng trên bộ của Đức là kiểu chiến đấu hiệp đồng binh chủng. Trái ngược với phe Đồng Minh, họ dựa vào các đơn vị tấn công có tính cơ động cao, với số lượng cân bằng giữa các đội hình pháo binh, bộ binh, công binh và xe tăng đã qua huấn luyện bài bản, tất cả kết hợp trong những [[sư đoàn Panzer]]. Họ cũng dựa vào hệ thống liên lạc tuyệt vời cho phép đột nhập vào một vị trí và khai thác nó trước khi đối phương kịp phản ứng. Các sư đoàn Panzer có thể tiến hành nhiệm vụ trinh sát, hành quân bắt liên lạc, phòng thủ và tấn công các vị trí quan trọng hay các điểm yếu. Các vị trí này sau đó sẽ được bộ binh và pháo binh nắm giữ để làm bàn đạp cho các cuộc tấn công tiếp theo. Mặc dù xe tăng của Đức không được thiết kế để phục vụ cho các trận chiến tăng đấu tăng, chúng có thể chiếm giữ trận địa và đẩy quân thiết giáp đối phương vào các phòng tuyến chống tăng của các sư đoàn. Điều này giúp bảo toàn lực lượng xe tăng để có thể tiến hành các bước tấn công tiếp theo. Hậu cần của các đơn vị này là tự túc, đủ cho 3 đến 4 ngày chiến đấu. Các sư đoàn Panzer sẽ được hỗ trợ bằng các sư đoàn bộ binh và cơ giới.<ref name="Dear and Foot 2005, p. 861">Dear và Foot 2001, trang 861.</ref>
 
Lục quân Đức không có được loại xe tăng chiến đấu hạng nặng ghê gớm như [[Char B1]] của Pháp. Xét theo trang bị vũ khí và lớp giáp, các xe tăng của Pháp đều trội hơn cả về thiết kế lẫn số lượng (mặc dù các xe cộ của Đức nhanh hơn và đáng tin cậy hơn về mặt máy móc).<ref>Citino 1999, trang 249.</ref><ref>Corum 1992, trang 203.</ref> Nhưng dù bị áp đảo về số lượng pháo binh và xe tăng, lục quân Đức lại có được một số lợi thế quan trọng so với đối thủ. Mỗi tổ lái xe tăng Panzer có 5năm người; gồm 1 chỉ huy, 1 xạ thủ, 1 người nạp đạn, 1 lái xe và 1 thợ máy.<ref name="Healy 2008, p. 23"/> Mỗi người được đào tạo một kiểu riêng biệt theo chuyên môn, cho phép họ tập trung vào nhiệm vụ của mình tạo nên một tổ chiến đấu hiệu quả cao. Tổ lái của Pháp có ít người hơn, và viên chỉ huy kiêm luôn nhiệm vụ nạp đạn cho khẩu súng lớn. Điều này làm cho anh ta bị phân tán khỏi nhiệm vụ chính của mình là quan sát và triển khai chiến thuật, khiến cho việc chiến đấu kém hiệu quả hơn nhiều so với Đức.<ref name="Healy 2008, p. 23"/>
 
Ngay cả trong các đội hình bộ binh, người Đức cũng có ưu thế với học thuyết ''[[Auftragstaktik]]'' (nhiệm vụ chiến thuật), theo đó các sĩ quan được quyền chủ động sử dụng óc sáng tạo của mình nhằm đạt được ý định của cấp chỉ huy, và được quyền kiểm soát những vũ khí hỗ trợ cần thiết; ví dụ: một trung đoàn bộ binh Đức có 12 khẩu [[15 cm sIG 33|pháo bộ binh hạng nặng 150 ly]]. Trong khi ấy thì các đội hình của Anh dựa trên cơ cấu mệnh lệnh tập trung, và các sĩ quan phải gọi về tổng hành dinh pháo binh của sư đoàn để xin hỗ trợ hỏa lực.<ref>{{chú thích sách|title=Raising Churchill's army: the British Army and the war against Germany, 1919-1945|first=David|last=French|publisher=Oxford University Press|year=2001|isbn=9780199246304|pages=16-24}}</ref> Cách kiểm soát tập trung này giúp người Anh có lợi thế trong các hoạt động dàn quân chính thức, nhưng lại gây bất lợi trong những tình huống chiến thuật thay đổi nhanh chóng đòi hỏi tính ứng biến.<ref>French 2001, trang 16–24.</ref>