Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạt Đô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, Restructure category + change Thể loại:Mất 1255 by Thể loại:Mất năm 1255, Executed time: 00:00:00.2808005 using AWB
n replaced: 4 con → bốn con using AWB
Dòng 45:
Khi Bạt Đô và con trai ông là [[Sartak]] chết, em trai Bạt Đô là [[Biệt Nhân Ca]] (Berke) đã thừa hưởng [[Thanh Trướng hãn quốc]]. Biệt Nhân Ca không nghiêng về phía thống nhất với hững người họ hàng là anh em con chú trong dòng họ, mà còn gây chiến với hãn [[Húc Liệt Ngột]] (con trai của Đà Lôi), mặc dù ông vẫn công nhận [[nhà Nguyên]] như là chúa tể của mình (trên lý thuyết). Trên thực tế, Biệt Nhân Ca là một vị vua độc lập. Một điều có lẽ là sự may mắn cho [[châu Âu]] trung cổ là Biệt Nhân Ca lại không có cùng sở thích như của Bạt Đô trong việc xâm chiếm vùng đất này, tuy nhiên, ông vẫn buộc vua Hungary [[Bela IV]] phải cống nạp và cho tướng [[Borolday]] đem quân tới [[Litva]] và Ba Lan.
 
Bạt Đô có ít nhất 4bốn con trai:
 
* [[Sartaq]], hãn của Thanh Trướng hãn quốc từ 1255 tới 1256.
Dòng 76:
 
Người Mông Cổ tấn công vào Trung Âu theo ba nhóm. Một nhóm xâm chiếm [[Ba Lan]], đánh bại lực lượng kết hợp dưới quyền của [[Henryk II Pobożny]], công tước Silesia và đại thủ lĩnh của [[Hiệp sĩ Teuton|Giáo binh đoàn Giéc-man]] tại [[Legnica]]. Nhóm thứ hai vượt qua [[dãy núi Karpat|Karpat]] còn nhóm thứ ba tiến ngược dòng [[sông Donau|Danube]]. Các đội quân này hợp lại và nghiền nát [[Hungary]] năm 1241, đánh bại quân đội do [[Béla IV của Hungary]] chỉ huy tại [[trận Mohi]] vào ngày [[11 tháng 4]] năm đó. Các đội quân này chọc sâu vào vùng bình nguyên của Hungary trong mùa hè và tới mùa xuân năm 1242 họ đã giành thế chủ động và mở rộng sự kiểm soát của mình tới [[Áo]] và [[Dalmatia]] cũng như xâm lược [[Čechy|Bohemia]].
[[Tập tin:Frederick II and eagle.jpg|140px |nhỏ|phải|Hoàng đế Frederick II của đế quốc La Mã thần thánh với con đại bàng của mình]]
Cuộc tấn công vào châu Âu này đã được lập kế hoạch và do [[Tốc Bất Đài]] thực hiện, dưới sự chỉ huy trên danh nghĩa của Bạt Đô. Trong chiến dịch của mình tại [[Trung Âu]], Bạt Đô đã yêu cầu [[Friedrich II của đế quốc La Mã Thần thánh|Frederick II]], hoàng đế của đế quốc La Mã thần thánh, phải thoái vị và nói "Tôi đến đây để cướp ngôi của ông thay vì ông". Vị hoàng đế này chỉ trả lời rằng ông biết săn bắn chim rất tốt và vì thế muốn trở thành người giữ đại bàng của Bạt Đô.
Vị hoàng đế này và [[giáo hoàng Grêgôriô IX|giáo hoàng Gregory IX]] đã kêu gọi một cuộc thập tự chinh chống lại đế quốc Mông Cổ. Tốc Bất Đài có lẽ đã đạt được danh tiếng kéo dài nhất của mình với các thắng lợi tại châu Âu cũng như tại Đông Ba Tư. Sau khi tàn phá một loạt các công quốc Rus, ông đã cử gián điệp vào Ba Lan, Hungary, và xa tới tận Áo, để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào vùng đất trung tâm châu Âu. Nhận được hình ảnh rõ ràng về các vương quốc châu Âu, ông đã có sự chuẩn bị hoàn hảo cho cuộc tấn công được Bạt Đô và 2 vị hãn trong dòng họ chỉ huy trên danh nghĩa. Hãn Bạt Đô, con trai của Truật Xích, là vị chỉ huy tổng thể, nhưng Tốc Bất Đài mới là vị chỉ huy thục tế trên chiến trường, và điều này đã hiện diện trong cả hai chiến dịch ở phía bắc và nam chống lại các công quốc Rus. Trong khi lực lượng ở phía bắc của [[Hải Đô]] (Kaidu) thắng [[trận Legnica]] và lực lượng của [[Khoát Đoan]] (Kadan) thắng tại [[Transilvania]] thì Tốc Bất Đài đang chờ họ trên bình nguyên Hungary. Đội quân mới hợp nhất lại sau đó rút lui tới [[sông Sajo]], nơi họ nện cho vua Béla IV một thất bại nặng nề trong [[trận Mohi]].