Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Giai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Sự nghiệp: replaced: cả 6 → cả sáu using AWB
n →‎Bài thơ Tự trào: replaced: 2 con → hai con using AWB
Dòng 43:
Nhà nghiên cứu Ngô Vui cho rằng đây không phải là thơ Tự trào của Nguyễn Văn Giai mà là bài thơ ông viết về chúa [[Trịnh Tùng]] và người anh [[Trịnh Cối]]. Theo quan điểm này, bài thơ ra đời năm 1623 là năm Trịnh Tùng mất, nếu điểm lại trong đời Nguyễn Văn Giai sống qua thì có 3 vua [[Lê Thế Tông]], [[Lê Kính Tông]] và [[Lê Thần Tông]] và chỉ 2 đời chúa là Trịnh Tùng và Trịnh Tráng, không thể là "bốn chúa" như trong câu đầu. Nếu đặt vào địa vị Trịnh Tùng, thì có thể hiểu 3 vua là Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông, còn "bốn chúa" là 4 vua nhà Mạc, mà trong con mắt Trịnh Tùng không xem là "vua", gồm [[Mạc Mậu Hợp]], [[Mạc Toàn]], [[Mạc Kính Chỉ]], [[Mạc Kính Cung]]. Cả bốn vị vua Lê và 4 "chúa" họ Mạc đều nhỏ tuổi so với Trịnh Tùng (người lớn tuổi nhất là Mậu Hợp cũng kém ông hơn 10 tuổi), bị Trịnh Tùng xem thường như hàng con nít, nên gọi chung họ là "7 thằng con"<ref>Ngô Vui, sách đã dẫn, tr 77</ref>.
 
Câu 2 "Trên chửa lung lay, dưới chửa mòn" ám chỉ cơ cấu thể chế lưỡng đầu mà Trịnh Tùng khởi đầu cho họ Trịnh: họ Trịnh và họ Lê dựa vào nhau cầm quyền, cùng mạnh cùng yếu<ref>Ngô Vui, sách đã dẫn, tr 78</ref>. Câu 3 và 4 nói về Trịnh Cối tự bỏ hỏng cơ nghiệp, bị dồn vào "đất chết" buộc phải hàng kẻ thù là nhà Mạc. Câu 5 và 6 nói về thân phận trái ngược của 2 anh em, 2 người 2hai con đường, Trịnh Cối phải đi ở nhờ kẻ thù như kẻ “bị gậy” và cuối cùng chết ở đất nhà Mạc. Hai câu cuối nói về vị chúa vừa qua đời Trịnh Tùng<ref>Ngô Vui, sách đã dẫn, tr 79</ref>.
 
==Hình ảnh công cộng==