Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thay tập tin Declaration_independence.jpg bằng tập tin Declaration_of_Independence_(1819),_by_John_Trumbull.jpg (được thay thế bởi CommonsDelinker vì lí do: File renamed:)
n →‎Các điều khoản Hợp bang và Hiến pháp: replaced: 5 con → năm con using AWB
Dòng 92:
Trong thập niên 1780, chính phủ quốc gia có thể giàn xếp được vấn đề về các lãnh thổ phía tây, chúng được các tiểu bang nhượng lại cho Quốc hội Hoa Kỳ và trở thành các lãnh thổ. Với việc những người định cư di dân đến vùng Tây Bắc (hiện nay là vùng [[Trung Tây Hoa Kỳ]]), chẳng bao lâu thì các lãnh thổ này trở thành các tiểu bang. Những người theo chủ nghĩa quốc gia lo sợ rằng quốc gia mới quá yếu không thể chịu đựng được một cuộc chiến tranh quốc tế, hay thậm chí là các cuộc nổi loạn trong nước, thí dụ như [[cuộc nổi loạn Shays]] năm 1786 tại Massachusetts. Những người theo chủ nghĩa quốc gia mà đa số là các cựu chiến binh đã tổ chức tại mọi tiểu bang và thuyết phục Quốc hội cho mở [[Hội nghị Hiến pháp (Hoa Kỳ)|Hội nghị Philadelphia]] năm 1787. Các đại biểu từ mỗi tiểu bang cùng viết ra một bản Hiến pháp mới nhằm thiết lập ra một chính phủ trung ương hữu hiệu và mạnh hơn nhiều. Chính phủ này có một tổng thống mạnh và quyền thu thuế. Chính phủ mới phản ánh những ý tưởng cộng hòa đang thắng thế, bảo đảm quyền tự do cá nhân và kiềm chế quyền lực chính phủ bằng một hệ thống [[tam quyền phân lập]].<ref>Jack P. Greene, and J. R. Pole, eds. ''A Companion to the American Revolution'' (2004)</ref>
 
Quốc hội được trao quyền cấm chỉ buôn bán nô lệ quốc tế sau 20 năm (được thực hiện vào năm 1807). Phiếu [[đại cử tri đoàn Hoa Kỳ|cử tri đoàn]] của miền Nam được gia tăng nhờ tính 3 phần 5năm con số người nô lệ trong dân số của mỗi tiểu bang. Khi chủ nghĩa nô lệ mở rộng tại miền Nam trong suốt những thập niên sau đó, điều này làm gia tăng thêm quyền lực chính trị của các đại diện miền Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ.
 
Để giảm bớt mối lo sợ về một chính phủ liên bang quá mạnh từ phía những người chống chủ nghĩa liên bang, quốc gia thông qua [[Đạo luật Nhân quyền Hoa Kỳ]] năm 1791. Đạo luật này gồm có mười [[tu chính án hiến pháp]] đầu tiên, bảo đảm các quyền tự do cá nhân như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, xét xử có bồi thẩm đoàn, và nói rõ rằng các công dân và tiểu bang có quyền bảo lưu (nhưng quyền này không có nói rõ là gì).<ref>Richard Labunski, ''James Madison and the Struggle for the Bill of Rights'' (2008) [http://www.amazon.com/dp/0195341422/ excerpt and text search]</ref>