Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ trễ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: 2 loại → hai loại using AWB
từ trễ
Dòng 1:
[[Tập tin:HYSTERESIS.JPG|nhỏ|phải|350px|Đường cong từ trễ của hai loại vật liệu [[sắt từ]], [[vật liệu từ cứng]] và [[vật liệu từ mềm]], và các thông số của vật liệu được xác định trên đường cong từ trễ]]'''Từ trễ''' ([[tiếng Anh]]: '''''magnetic hysteresis''''') là hiện tượng bất thuận nghịch giữa quá trình [[từ hóa]] và [[đảo từ]] ở các [[vật liệu]] [[sắt từ]] do khả năng giữ lại [[từ tính]] của các vật liệu sắt từ. Hiện tượng từ trễ là một đặc trưng quan trọng và dễ thấy nhất ở các chất [[sắt từ]].
 
Khi lõi thép bị từ hoá bởi từ trường ngoài, triệt tiêu từ trường ngoài, trong lõi thép vẫn còn tồn tại từ trường, gọi là ''từ dư''
 
Khi lõi thép có từ dư, ta áp từ trường ngoài có chiều ngược với chiều của từ dư và độ lớn bằng B, khi đó từ trường lõi thép bị triệt tiêu. Khi đó, B được gọi là ''từ trường kháng từ''
 
Đường cong kín hay ''chu trình từ trễ'' của một chất diễn tả sự phụ thuộc của sự từ hoá trong chất đó vào từ trường ngoài
Hiện tượng từ trễ được biểu hiện thông qua đường cong từ trễ ([[Độ từ hóa|Từ độ]] - [[từ trường]], M(H) hay [[Từ trường|Cảm ứng từ]] - [[Từ trường]], B(H)), được mô tả như sau: sau khi từ hóa một vật sắt từ đến một từ trường bất kỳ, nếu ta giảm dần từ trường và quay lại theo chiều ngược, thì nó không quay trở về đường cong từ hóa ban đầu nữa, mà đi theo đường khác. Và nếu ta đảo từ theo một chu trình kín (từ chiều này sang chiều kia), thì ta sẽ có một đường cong kín gọi là đường cong từ trễ hay chu trình từ trễ. Tính chất từ trễ là một tính chất nội tại đặc trưng của các vật liệu [[sắt từ]], và hiện tượng trễ biểu hiện khả năng từ tính của các chất sắt từ.