Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khai Trí Tiến Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zaahuu (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Zaahuu (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Hội Khai Trí Tiến Đức''', còn được gọi là hội '''AFIMA''' (viết tắt nguyên tên [[tiếng Pháp]] của hội '''l'Association pour la Formation Intellectuelle et Morale des Annamites''') là một hiệp hội tư lập với chủ trương giao lưu văn hoá giữa trào lưu Tây học và học thuật truyền thống Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 (1919-1945).<ref>Marr, David. tr 153</ref>
[[Tập tin:Phamquynh.jpg|thumb|phải|Học giả Phạm Quỳnh]]
 
== Lịch sử ==
 
[[Tập tin:Phamquynh.jpg|thumb|phải|Học giả Phạm Quỳnh]]
Hội Khai Trí Tiến Đức được thành lập ngày 2 tháng 5 năm 1919 với [[Phạm Quỳnh]] làm tổng thư ký,<ref>Trần Gia Phụng. tr 289. Phạm Quỳnh làm tổng thư ký 13 năm.</ref> Hoàng Huân Trung làm hội trưởng. Những nhân vật khác có tên tuổi cũng đứng tên trong hội là [[Hoàng Trọng Phu]] (con trai của Kinh lược đại thần [[Hoàng Cao Khải]]) và [[Thân Trọng Huề]] (người mà [[vua Bảo Đại]] gọi là cậu).<ref>Ho Tai, Hue-Tam, tr. 51.</ref>
 
{{mục lục bên phải}}
 
Năm 1922, Hội mua được căn nhà ở phố Hàng Trống, [[Hà Nội]], ngay phía tây bờ [[hồ Gươm]] để làm hội quán nơi tổ chức nhiều sinh hoạt như các cuộc hội thảo, diễn thuyết, triển lãm tranh cùng các trò giải trí tiêu khiển như [[bi da]], đánh cờ, yến tiệc. Hoạt động của Hội có những mốc lịch sử đáng kể như "Giải thưởng văn chương năm 1925" (trao cho tác phẩm ''Quả dưa đỏ'' của Đồ Nam Tử [[Nguyễn Trọng Thuật]]),<ref>[http://cuoihoivn.com/kethon-cuaphat.htm Đồ Nam Tử: Người khởi xướng nghi thức "kết hôn trước cửa Phật"]</ref> truy niệm thi hào [[Nguyễn Du]] (1924), truy điệu doanh gia [[Bạch Thái Bưởi]] (1932),<ref>[http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Lanh-dao-360/Guong-Lanh-dao/Bach_Thai_Buoi-tay_trang_lam_nen_nghiep_lon Bạch Thái Bưởi: Tay trắng làm nên nghiệp lớn]</ref> diễn thuyết về các đề tài như [[Truyện Kiều]], quốc học, v.v... Có những cuộc trao đổi không kém gay cấn về chính trị giữa giới trí thức người Việt và chính quyền Bảo hộ của người Pháp đã diễn ra tại hội quán tuy chủ ý của Hội là văn hóa chứ không phải chính trị.<ref>Phạm Thị Ngoạn. tr 293-300</ref>