Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lực ly tâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Ứng dụng: giải thích thêm một số hiện tượng thực tế với lực ly tâm
Dòng 52:
 
Một ứng dụng kinh điển của lực ty tâm trong [[cơ khí]] là [[bộ điều tốc ly tâm]]. Khi tốc độ quay của [[động cơ]] tăng, các quả nặng (miêu tả trong hình vẽ) chịu lực ly tâm lớn hơn, văng xa ra hơn và khép lại đường ống [[nhiên liệu]] của động cơ (hoặc, một cách tổng quát, giảm nguồn [[năng lượng]] cho động cơ); điều này dẫn đến tốc độ động cơ giảm lại. Khi tốc độ động cơ xuống thấp, lực ly tâm lên các quả nặng giảm, các quả nặng bị [[tương tác hấp dẫn|trọng lực]] kéo xuống và mở rộng đường ống nhiên liệu; điều này làm tốc độ động cơ tăng trở lại. Đây là một ví dụ của [[hoàn ngược âm]], giúp điều tiết và giữ tốc độ quay của động cơ ổn định. Lực ly tâm cũng được dùng trong [[bộ ly hợp]] tự động của một số [[mô tô|xe máy]] hay [[ô tô]]. Khi tốc độ quay của động cơ đạt đến ngưỡng thích hợp, lực ly tâm lên các quả nặng trong bộ ly hợp sẽ đủ lớn đến khép chặt các tiếp xúc và chuyển bộ ly hợp sang trạng thái truyền lực khiến xe chuyển bánh. Khi tốc độ động cơ dưới ngưỡng, lực ly tâm không đủ lớn và bộ ly hợp ngắt lực truyền, giúp xe đứng tại chỗ nhưng động cơ vẫn nổ máy.
 
'''Giải thích một số hiện tượng trong thực tế:'''
* Các vệ tinh nhân tạo, mặt trăng có thể chuyển động tròn đều (gần tròn) quanh trái đất là nhờ lực hướng tâm (lực hấp dẫn) tuy nhiên mặt trăng và các vệ tinh nhân tạo không rơi vào trái đất là nhờ tốc độ chuyển động đủ lớn tạo ra lực quán tính li tâm cân bằng với lực hút của trái đất.
 
* Các hành tinh chuyển động với quỹ đạo gần tròn quanh mặt trời là nhờ lực hấp dẫn của mặt trời đối với các hành tinh đóng vai trò lực hướng tâm, đồng thời chuyển động của các hành tinh quanh mặt trời cũng tạo ra lực quán tính li tâm nhờ đó mà các hành tinh không bị hút về phía mặt trời.
 
* Vào các khúc cua tròn trên đường, người ta thường làm mặt đường dốc nghiêng ra ngoài để tránh trường hợp các vào cua với tốc độ lớn lực quán tính li tâm sẽ làm xe bị trượt ra khỏi đường.
 
* Các vận động viên ném tạ dây trước khi ném thường quay tròn để tạo ra hướng tâm và lực quán tính li tâm lớn sau đó buông tay để ta có thể bay xa hơn.
 
* Các máy giặt hiện đại thường sử dụng chuyển động quay tròn của động cơ để tạo ra chuyển động tròn của lồng giặt, khi quần áo được giặt xong chuyển động tròn tạo ra lực quán tính li tâm đẩy văng các hạt nước dính trên quần áo ra khỏi lồng giặt thông qua các lỗ nhỏ nhờ đó mà quần áo được vắt khô hơn so với giặt tay. Đây cũng là nguyên lí chung của các loại máy li tâm
 
== Xem thêm ==