Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ai Cập cổ đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tmp1109 (thảo luận | đóng góp)
Tmp1109 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 163:
===Tài nguyên===
{{Xem thêm|Khai thác mỏ ở Ai Cập}}
Ai Cập có nguồn tài nguyên đá phong phú dành cho các công trình xây dựng, cùng với đồng và chì, vàng, và đá bán quý. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên này cho phép người Ai Cập cổ đại xây dựng các công trình kiến trúc, tạc tượng, chế tạo các công cụ và đồ trang sức.<ref>Greaves (1929) p. 123</ref> Quá trình [[ướp xác]] sử dụng muối từ [[Natrun Wadi]] để làm khô các xác ướp, ngoài ra còn cung cấp nguồn thạch cao cần thiết để làm vữa.<ref>Lucas (1962) p. 413</ref> Còn có những [[Vàng|mỏ vàng]] lớn Nubia, và một trong những bản đồ đầu tiên được biết đến là bản đồ về một mỏ vàng ở khu vực này. [[Wadi Hammamat]] là nơi cung cấp nguồn đá [[granit]] nổi tiếng, greywacke, và vàng. [[Đá lửa (lịch sử)|Đá lửa]] là loại khoáng chất đầu tiên được thu thập và sử dụng để làm công cụ, và những chiếc rìu đá là bằng chứng sớm nhất về quá trình định cư ở khu vực thung lũng sông Nile. Những viên đá nhỏ đã được mài một cách cẩn thận để làm lưỡi dao và đầu mũi tên nhờ vào độ cứng vừa phải của chúng và độ bền thậm chí chỉ kém đồng mà được sử dụng để thay thế sau này.<ref>Nicholson (2000) p. 28</ref> [[Người Ai Cập cổ đại]] là những người đầu tiên sử dụng các khoáng chất như lưu huỳnh làm mỹ phẩm.<ref>C.Michael Hogan. 2011. [http://editors.eol.org/eoearth/wiki/Sulfur ''Sulfur''. Encyclopedia of Earth, eds. A. Jorgensen and C.J. Cleveland, National Council for Science and the environment, Washington DC]</ref>
 
Người Ai Cập còn biết tách [[galen]] ra khỏi quặng chì tại Gebel Rosas để chế tạo lưới chì, các quả dọi bằng chì, và những bức tượng nhỏ. Đồng là kim loại quan trọng nhất được sử dụng để chế tạo công cụ ở Ai Cập cổ đại và loại [[quặng malachite]] dùng để nấu đồng lại được khai thác ở [[Sinai]].<ref>Scheel (1989) p. 14</ref> Công nhân khai thác vàng bằng cách đãi quặng vàng ra khỏi các lớp đá trầm tích, hoặc thông qua quá trình nghiền và đãi loại quặng vàng lẫn với [[quartzi]] vốn tốn nhiều công sức. Quặng sắt được tìm thấy ở thượng Ai Cập đã được sử dụng vào thời Hậu nguyên<ref>Nicholson (2000) p. 166</ref>. Những loại đá xây dựng với chất lượng cao rất dồi dào ở Ai Cập, người Ai Cập cổ đại đã khai thác đá vôi dọc theo thung lũng sông Nile, đá granite từ Aswan, và [[Bazan|đá bazan]] cùng [[đá sa thạch]] từ các con sông cạn ở sa mạc phía đông. Những loại đá dùng để chạm khắc như [[Pocfia]], greywacke, [[thạch cao tuyết hoa]], và [[carnelian]] nằm rải rác ở sa mạc phía đông và được khai thác từ trước khi [[Vương triều thứ nhất của Ai Cập|triều đại đầu tiên]] được lập nên. Vào thời kỳ nhà Ptolemy và La Mã cai trị, người Ai Cập đã tiến hành khai thác đá [[ngọc lục bảo]] ở Wadi Sikait và [[thạch anh tím]] ở Wadi el-Hudi.<ref>Nicholson (2000) p. 51</ref>
 
===Thương mại===
Dòng 224:
Ngôi nhà của tầng lớp thượng lưu cũng như của những người dân thường Ai Cập đều được xây dựng từ các vật liệu dễ hỏng như gạch bùn và gỗ. Người nông dân sống trong những ngôi nhà đơn giản, trong khi nơi ở của tầng lớp thượng lưu lại là những cấu trúc phức tạp hơn. Một vài tòa nhà từ thời Tân Vương quốc còn sót lại như ở [[Malkata]] và [[Amarna]], cho thấy các bức tường và sàn nhà được trang trí bằng những bức vẽ về người, chim, bể nước, các vị thần và những phác họa hình học.<ref>Badawy (1968) p. 50</ref> Những kiến trúc quan trọng như đền thờ và lăng mộ đã được dự định sẽ trường tồn thế nên chúng được xây bằng đá thay vì gạch.
 
[[Những ngôi đền Ai Cập cổ đại]] lâu đời nhất còn được bảo tồn tới ngày nay là ở [[Giza]], chúng chỉ bao gồm duy nhất một đại sảnh bao quanh cùng phần mái được đỡ bởi các cây cột. Vào thời Tân Vương quốc, các kiến trúc sư đã xây dựng thêm tháp môn, khoảng sân ngoài, và một khu vực hành lang bao quanh với nhiều cây cột phía trước khu vực thánh đường của ngôi đền, một phong cách tiêu chuẩn điển hình cho đến giai đoạn Hy Lạp-La Mã.<ref>{{chú thích web|url=http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/temple/typestime.html|title=Types of temples in ancient Egypt|accessdate=ngày 9 tháng 3 năm 2008|publisher=Digital Egypt for Universities, University College London| archiveurl= https://web.archive.org/web/20080319233620/http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/temple/typestime.html| archivedate= ngày 19 tháng 3 năm 2008 <!--DASHBot-->| deadurl= no}}</ref> Những kiến trúc mai táng sớm nhất và phổ biến nhất vào thời Cổ Vương quốc là [[mastaba]], đó là một cấu trúc mái bằng hình chữ nhật xây bằng gạch bùn hoặc đá phía trên một căn phòng chôn cất dưới lòng đất. [[Kim tự tháp bậc thang]] của [[Djoser]] là cấu trúc bao gồm một loạt các mastaba đá xếp chồng lên nhau. Các kim tự tháp được xây dựng vào thời Cổ và Trung Vương quốc, nhưng sau đó chúng dần bị các vị vua từ bỏ và họ tập trung vào xây dựng những ngôi mộ được đào sâu vào núi vốn ít bị chú ý hơn.<ref>Dodson (1991) p. 23</ref> Chỉ có [[Vương triều thứ Hai mươi lăm của Ai Cập|triều đại thứ 25]] là một ngoại lệ, bởi vì các vị pharaon của triều đại này lại xây dựng các kim tự tháp.<ref name="Mokhtar1990" /><ref name="Emberling2011" /><ref name="Silverman1997" />
 
{{clear}}
Dòng 242:
{{Chính|Tôn giáo Ai Cập cổ đại}}
[[Tập tin:BD Hunefer.jpg|thumb|300px|Tác phẩm [[Sách của người chết]] là một cẩm nang trong cuộc hành trình tới thế giới bên kia.]]
Niềm tin vào các vị thần và thế giới bên kia đã ăn sâu vào trong nền văn minh Ai Cập cổ đại ngay từ thủa sơ khai; Luật lệ của [[Pharaon Ai Cập|Pharaon]] được dựa trên [[Những vị thần trong Tôn giáo Ai Cập cổ đại|quyền lực thần thánh của các vị vua]]. Các ngôi đền Ai Cập là nơi trú ngụ của các vị thần, những người có quyền lực siêu nhiên và luôn được dân chúng cầu xin sự giúp đỡ và bảo vệ. Tuy nhiên, các vị thần không phải lúc nào cũng được coi là nhân từ, và người Ai Cập tin rằng họ có thể được xoa dịu bằng việc hiến tế và cầu nguyện. Hệ thống các vị thần này thay đổi liên tục bởi vì các vị thần mới luôn được phong cấp trong hệ thống cấp bậc, trong khi các vị tư tế lại không có bất cứ nỗ lực để thiết lập các thay đổi này cùng với những câu chuyện thành một thể thống nhất và đôi khi lại khiến cho những câu chuyện thần thoại này mâu thuẫn với nhau.<ref>James (2005) p. 102</ref> Những quan niệm khác nhau về thần thánh không được coi là mâu thuẫn mà giống như là phân thành nhiều lớp theo nhiều khía cạnh của thực tại.<ref>"''The Oxford Guide: Essential Guide to Egyptian Mythology''", edited by [[Donald B. Redford]], p. 106, [[Berkley Books]], 2003, ISBN 0-425-19096-X</ref>[[Tập tin:Ka Statue of horawibra.jpg|thumb|upright|left|Bức [[tượng Ka]] là nơi trú ngụ cho linh hồn]]Các vị thần được thờ cúng trong những ngôi đền chiu sự quản lý của các vị tư tế đại diện cho nhà vua. Tại trung tâm của các ngôi đền đều có một bức tượng dược thờ cúng trong một điện thờ. Các ngôi đền không phải là nơi dành cho việc thờ cúng chung, và chỉ vào một số ngày lễ và lễ kỷ niệm thì là bức tượng của vị thần mới được đem ra để thờ phụng công khai trong một điện thờ. Thông thường, lãnh địa của các vị thần luôn cách biệt với thế giới bên ngoài và chỉ có các quan chức của ngôi đền mới được phép đặt chân vào. Người dân có thể thờ cúng các bức tượng riêng trong nhà của họ, và đeo những lá bùa hộ mệnh nhằm chống lại các thế lực gây ra sự hỗn loạn.<ref>James (2005) p. 117</ref> Sau thời kì Tân Vương quốc, vai trò của pharaon như một trung gian tâm linh bị giảm nhẹ, hay nói cách khác những phong tục tín ngưỡng đã chuyển dịch tinh thần đến việc thờ phượng trực tiếp các vị thần thay vì phải qua pharaon. Kết quả là, các linh mục đã phát triển một hệ thống những nhà tiên tri nhằm giao thức với ý nghĩ của thần linh và truyền lại trực tiếp đến người dân.<ref name="Shaw313">Shaw (2002) p. 313</ref>
 
Người Ai Cập tin rằng mỗi con người được cấu tạo từ các bộ phận cơ thể và phần linh hồn. Ngoài cơ thể, mỗi người còn có một ''swt'' (bóng), một ''ba'' (tính cách hay linh hồn), một ''ka'' (sức sống), và một cái ''tên''.<ref>Allen (2000) pp. 79, 94–5</ref> Trái tim chứ không phải là não được coi là nơi chứa đựng những suy nghĩ và cảm xúc. Sau khi chết, phần hồn sẽ được giải phóng khỏi cơ thể và có thể lang thang một cách tự do, nhưng nó cần một cơ thể khác (hoặc thay thế, chẳng hạn như một bức tượng) để làm một ngôi nhà vĩnh viễn. Mục tiêu cuối cùng của người đã khuất đó là đoàn tụ lại được với ''ka'' và ''ba'' của mình, để có thể trở thành một ''akh''. Để điều này xảy ra, người đã khuất phải trải qua một phiên tòa, trong đó trái tim của họ được đem cân với một "[[Maat|sợi lông chân lý]]". Nếu được coi là xứng đáng, người đã khuất có thể tiếp tục tồn tại trên trái đất dưới dạng phần hồn.<ref>Wasserman, ''et al.'' (1994) pp. 150–3</ref>