Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mitanni”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tmp1109 (thảo luận | đóng góp)
Tmp1109 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 61:
==Lịch sử==
===Thời kỳ khai quốc===
[[Người Hurria]] đã sống ở phía đông [[Tigris|sông Tigris]], phía bắc Lưỡng Hà và thung lũng Khabur. Một bộ phận đã di cư xuống phía nam vào trước thế kỷ 17. Eusebius, viết vào thế kỷ 4, trích dẫn từ Eupolemus-sử gia [[người Do Thái]] thế kỷ 2 TCN, rằng “vào thời Abraham, người Armenia xâm lược Syria”. Điều này gần khớp với sự xuất hiện của người [[Mitanni]], vì Abraham được cho là sống vào khoảng thế kỷ 17 TCN. Người Mitanni được nhắc tới trong các văn bản Nuzi, Ugarit và được [[người Hittite]] cất trữ ở [[Hattushsha]]. Các văn bản Cuneiform từ Mari nói đến những người thống trị các thành bang ở bắc Lưỡng Hà với các tên Amorite và Hurria. Các kẻ thống trị ở Urshum và Hashshum cũng có tên Hurria. Không có các bằng chứng rõ rệt về một cuộc xâm lấn từ hướng đông bắc. Các bằng chứng chỉ ra rằng người Hurria đến từ phía nam và tây.
 
Theo truyền thuyết thì vị vua đầu tiên sáng lập [[Mitanni]] là Kirta. Tuy nhiên không ai biết gì về các vị vua đầu tiên của [[Mitanni]].
 
=== Các vị vua ===
Dòng 70:
[[Vua Barattarna]] được nhắc đến trong các bản khắc ở Nuzi, nhưng các tài liệu Ai Cập không thấy đề cập đến. Có giả thiết rằng Barattarna là vị vua đã chiến đấu chống lại Pharaoh Thutmose III ở thế kỷ 15 TCN. Người ta vẫn đang tranh luận xem Barattarna và Parsha(ta)tar có phải là cùng một người không ?
 
Dưới triều vua Thutmose III, quân [[Ai Cập cổ đại|Ai Cập]] vượt qua [[Sông Euphrates|sông Euphrate]] và tiến vào trung tâm lãnh thổ [[Mitanni]]. Tại Megiddo, quân Ai Cập giao tranh với liên quân Syria, các lãnh chúa Kadesh và quân Mitanni. Sau trận Megiddo, không rõ có tồn tại một hiệp ước nào không, nhưng Ai Cập đã thắng lợi trong việc mở đường tiến lên phương bắc.
 
Thutmose III lột lần nữa phát động chiến tranh vào năm thứ 33 trong triều đại của mình. Quân AI Cập vượt qua Carchemish tới một thị trấn tên là Iryn (có thể là Erin ngày nay, cách [[Aleppo]] 20km về hướng tây bắc). Quân [[Ai Cập cổ đại|Ai Cập]] vượt [[Sông Euphrates|sông Euphrate]] đến Emar (Meskene) rồi trở lại Syria. Các vùng đất miền trung Orontes và Phoenicia trở thành lãnh thổ của Ai Cập.
 
Barattarna và con trai Shaushtatar kiểm soát miền bắc Syria và vùng duyên hải kéo dài từ Kizzuwatna tới Alalakh.
Dòng 84:
 
==== Artatama I và Shuttarna II ====
Về sau [[Ai Cập cổ đại|Ai Cập]] và [[Mitanni]] trở thành đồng minh. Bản thân vua Shuttarna II được tiếp đón tại Ai Cập. Giữa hai bên có những trao đổi thư từ và những món quà xa xỉ. Mitanni đặc biệt có hứng thú với vàng của Ai Cập. Điều này dẫn tới các đám cưới giữa hoàng tộc hai bên: con gái của Artatama I và Thutmose IV. Kilu-Hepa hay Gilukhipa, con gái Shuttarna II lấy Amenhotep III. Sau này Tadu-Hepa hay Tadukhipa, con gái Tushratta cũng được gả sang Ai Cập.
 
Khi Amenhotep III bị ốm, vua Mitanni đã gửi bức tượng thần Shaushka (Ishtar) của Niniveh sang để cầu phúc. Đường biên giới giữa Ai Cập và Mitanni là ở gần Qatna. Ugarit thuộc về Ai Cập.
Dòng 97:
Suppiluliuma muốn giành lại Ishuwa, vùng đất mà người Hittite đã để mất vào tay Mitanni ngày trước. Quân Hittite vượt qua biên giới và chiếm lại được Ishuwa. Hittite còn nhiều lần tấn công Washukanni. Suppiluliuma yêu sách về nhiều thứ.
 
Trong chiến dịch lần thứ hai, [[Người Hittite|quân Hittite]] chiếm được Halab, Mukish, Niya, Arahati, Apina, and Qatna cũng như một vài thành phố khác chưa rõ tên. Hittite thu nhiều chiến lợi phẩm và chiến xa đưa về Hatti. Để đối phó với lực lượng chiến xa hùng mạnh của Mitanni, Hittite cũng đã nâng cấp chiến xa của mình.
 
==== Shattiwaza ====