Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa Đại Hán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ti Duy (thảo luận | đóng góp)
Ti Duy (thảo luận | đóng góp)
Dòng 19:
Việt Nam đã có quan hệ mật thiết nhưng không phải lúc nào cũng hoà bình với Trung Quốc. Việt Nam bị cai trị bởi Trung Quốc trong khoảng 1.000 năm trước khi giành được độc lập vào thế kỷ thứ 10. Trong các thế kỷ tiếp theo Việt Nam luôn chống lại quân xâm lược Trung Quốc, xung đột với Trung Quốc có thể được xem như là một trong những chủ đề chính của lịch sử Việt Nam.
 
Tuy nhiên, Việt Nam cũng bị Hán hóa (Sinicized) rất nhiều, đã từng sử dụng chữ cổ của Trung Quốc như là ngôn ngữ viết chính thức của mình và sử dụng một số khía cạnh của văn hóa Trung Hoa, bao gồm cả hệ thống hành chính, kiến trúc, triết học, tôn giáo, văn học của Trung Quốc, và thậm chí cả cái nhìn tổng quát về văn hóa {{cần dẫn nguồn}}. Việt Nam kiên trì xác định bản thân trong quan hệ với Trung Quốc, là vương quốc độc lập phía Nam so với Trung Quốc ở phía bắc, như đã thấy trong dòng này từ một bài thơ (trong tiếng Hán) của tướng [[Lý Thường Kiệt]] (1019-1105): "Sông núi nước Nam vua Nam ở" ([[chữ Hán]]: (南國山河南帝居).
 
Trong việc áp dụng tập quán của Trung Quốc, các vương triều Việt Nam cũng đã áp dụng thế giới quan của Trung Quốc. Năm 1805, Vua Gia Long gọi Việt Nam là "trung quốc" (dịch nghĩa đen là "nước ở giữa"), "vương quốc ở giữa" <ref>Vietnam and the Chinese Model, Alexander Barton Woodside, Council on East Asian Studies Harvard, Cambridge (Massachusetts) and London 1988: P18</ref> [[Campuchia]] thường xuyên được gọi là Cao Miên, đất nước của "rợ trên". Năm 1815, Gia Long cho rằng 13 quốc gia là chư hầu của Việt Nam, bao gồm cả Luang Prabang, [[Vạn Tượng]], Miến Điện, Pháp, Anh, cao nguyên [[Bồn Man|Trấn Ninh]] ở miền đông Lào, và hai nước được gọi là [[Thủy Xá - Hỏa Xá|Thủy Xá]] và [[Thủy Xá - Hỏa Xá|Hỏa Xá]], mà thực ra là các bộ lạc Jarai có nguồn gốc Mã Lai - Đa Đảo sinh sống giữa Việt Nam và Thái Lan. Sao chép mô hình Trung Quốc, các triều đại Việt Nam đã cố gắng điều tiết việc xuất trình cống nạp cho chính quyền trung ương Việt Nam, vào năm mới và lễ sinh nhật của hoàng đế, cũng như các tuyến đường đi lại và kích thước của các phái bộ.<ref>Vietnam and the Chinese Model, Alexander Barton Woodside, Council on East Asian Studies Harvard, Cambridge (Massachusetts) and London 1988: P236-237</ref>