Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Tất Tố”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.74.118.25 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của P.T.Đ
Dòng 47:
Còn thiên phóng sự ''[[Việc làng]]'' được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng ''Việc làng'' phản ánh "tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết ''Việc làng'', mà cả cho đến hôm nay".<ref name="tapchisonghuong.com.vn"/>
 
===Nhà văn giao thời<code>linkneverdie.com</code>===
 
Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký ''Bốn mươi năm nói láo'', nhà văn [[Vũ Bằng]] (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ 20 như [[Phan Kế Bính]], [[Nguyễn Trọng Thuật]], [[Phạm Duy Tốn]]... thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh các tác phẩm của [[Nguyễn Công Hoan]], [[Thạch Lam]], [[Vũ Trọng Phụng]] (nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng)".<ref name="viet-studies.info"/>