Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Nghi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 117.0.36.193 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 140.109.80.24
Dòng 24:
 
== Thực hiện ''liên hoành'', phá ''hợp tung'' ==
Trương Nghi sang [[Tần (nước)|Tần]], dùng thuyết Liên hoành để du thuyết Tần Huệ Văn Quân. Ông chủ trương viễn giao cận công với phương lược cụ thể là trước tiên đánh Ngụy để khống chế vùng trung du Hoàng Hà; sau đó thôn tính [[Ba Thục]] ở phía Tây, chiếm [[Thượng Quận|Thượng quận]] ở phía Bắc, chiếm [[Hán Trung]] ở phía Nam để tạo lập một vùng hậu cứ vững chắc, từ đó hình thành tiền đề để Đông tiến thôn tính lục quốc, hjkkjkj;thống nhất thiên hạ. Kế sách này rất hợp ý của Tần Huệ Văn Quân nên Trương Nghi được vua Tần tin dùng, phong làm [[Khách khanh]], sau được phong làm [[Thừa tướng]] (năm 328 TCN). Năm 325 TCN, trước sự khuyến khích của Trương Nghi, Tần Huệ Văn quân đã xưng vương, tức [[Tần Huệ Văn Vương]]. Trong lịch sử nước Tần, Trương Nghi là vị thừa tướng thứ nhất, còn Tần Huệ Văn vương là vị quốc vương thứ nhất.
 
Việc Trương Nghi làm thừa tướng khiến [[Công Tôn Diễn]] bị thất sủng và mất chức, buộc phải về nước Ngụy làm tướng. Ông trở nên bất hòa với Trương Nghi và vì vậy đã đề xướng thuyết [[Hợp tung]] nhằm liên minh các nước chống Tần. Về phía mình, Trương Nghi được phong làm thừa tướng bắt đầu dùng thuyết Liên Hoành. Thuyết Liên Hoành của Trương Nghi chủ yếu dùng thủ đoạn bày cái lợi trước mắt ra cho [[chư hầu nhà Chu|các nước chư hầu]]. Các nước chư hầu đều vì tham cái lợi trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài, bội ước với nhau.