Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Đại tai càn nguyên: Đổi An Nam thành Đại Việt
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 41:
Ban đầu, Nguyên Thế Tổ còn phải tập trung vào chiến tranh với A Lý Bất Ca và chỉnh đốn quốc nội, do vậy không rảnh để đối phó với Nam Tống, ông phái [[Hác Kinh]] đi đề xuất nội dung nghị hòa mang tính áp bức. Đương thời, [[Tống Cung Đế]] còn nhỏ tuổi, [[Tạ Đạo Thanh|Tạ thái hậu]] buông rèm chấp chính, song đại quyền trong tay [[Giả Tự Đạo]]. Giả Tự Đạo khi xưa từng nói dối mình đánh lui quân Mông Cổ, nay lo bị lộ nên giam cầm Hác Kinh. Năm 1262, Nam Tống mốc nối với thế hầu [[Lý Thản]], bùng phát nổi loạn Lý Thản. Sau khi bình định bạo loạn, Nguyên Thế Tổ kiên quyết phế bỏ Hán nhân thế hầu, cho người Mông Cổ trực tiếp quản lý sự vụ địa phương, đồng thời chuẩn bị nam chinh Nam Tống<ref name="蒙古帝國時期"/>. Năm 1268, Nguyên Thế Tổ phát động chiến tranh diệt Tống, trước tiên phái [[Lưu Chỉnh]] và [[A Truật]] suất quân tiến công Tương Dương, sử gọi là [[Trận Tương Dương (1267-1273)|trận Tương Phàn]]. Năm 1274, quân Nguyên công hạ Tương Dương, tướng [[Lã Văn Hoán]] của Tống đầu hàng, sau đó [[Sử Thiên Trạch]] và [[Bá Nhan (Bát Lân bộ)|Bá Nhan]] suất quân theo [[Hán Thủy]] nam hạ Trường Giang, mục tiêu là Kiến Khang. Năm 1275, hàng tướng Lã Văn Hoán suất liên quân thủy quân-lục quân Nguyên đánh tan thủy quân Nam Tống tại [[Vu Hồ]], sử gọi là trận Đinh Gia Châu. Năm sau, quân Nguyên công hãm Lâm An, Tạ thái hậu và Tống Cung Đế đầu hàng quân Nguyên. Quân Nguyên dần công hạ các địa phương tại Hoa Nam, năm 1278 thì triều đình Nam Tống thoái đến Nhai Sơn thuộc [[Quảng Đông]]. Tháng 3 năm sau, [[Trương Hoằng Phạm]] công diệt hải quân Nam Tống trong [[Trận Nhai Môn|Hải chiến Nhai Sơn]], [[Lục Tú Phu]] ôm tiểu hoàng đế [[Tống đế Bính|Triệu Bính]] nhảy xuống biển tự vẫn, Nam Tống mất. Triều Nguyên thống nhất khu vực Trung Quốc, kết thúc cục diện phân liệt kéo dài hơn 500 năm từ sau [[loạn An Sử]] thời Đường<ref name="蒙古帝國"/>.
 
Triều Nguyên từng yêu cầu một số quốc gia hoặc khu vực xung quanh (gồm Nhật Bản, AnĐại NamViệt, Chiêm Thành, Miến Điện, Java) phải thần phục, gia nhập quan hệ triều cống của triều Nguyên, song bị cự tuyệt, Nguyên Thế Tổ do vậy xuất binh tiến công các quốc gia này, trong đó xâm nhập Nhật Bản là trứ danh nhất, quân Nguyên do [[Phạm Văn Hổ]] chỉ huy không thích hợp và gặp phải bão nên thất bại. Do triều đình Nguyên cần ban thưởng lượng lớn tiền của cho tông thất quý tộc, công thêm chi tiêu nhiều, tài chính dần căng thẳng, triều thần vì vấn đề tài chính mà phát sinh tranh chấp, phân liệt thành phái Nho thần chủ yếu gồm người Hán và người Mông Cổ Hán hóa như [[Hứa Hành]], và phái lý tài chủ yếu gồm người Sắc Mục và người Hán như [[A Hợp Mã]], [[Lô Thế Vinh]] và [[Tang Ca]]. Phái Nho thần nhận định triều đình Nguyên cần phải tiết giảm kinh phí, giảm miến thuế thu. Phái lý tài thì nhận định Nam nhân (người Hán tại lãnh thổ Nam Tống cũ) còn tàng trữ lượng lớn tài vật, cần phải tịch thu để giải quyết vấn đề tài chính. Do Nguyên Thế Tổ tín nhiệm A Hợp Mã nên thiết lập thượng thư tỉnh để giải quyết vấn đề tài chính. Tuy nhiên, phái Nho thần lấy Thái tử [[Chân Kim]] vốn bị Hán hóa sâu sắc làm trung tâm, cùng đối kháng với A Hợp Mã, cuối cùng A Hợp Mã bị thích sát, song Thái tử Chân Kim lại bệnh mất. Nguyên Thế Tổ không tín nhiệm phái Nho thần, vẫn nhiệm dụng quan viên phái lý tài để giải quyết vấn đề tài chính, khiến tình hình tài chính xấu đi<ref name="統一後的元朝">《征服王朝的時代》〈第六章 元代的中國支配〉: 第151頁-第156頁.</ref>.
 
=== Bình định Tây Bắc ===