Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ Công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 4:
==Lịch sử==
===Việt Nam===
Các triều đại phong kiến [[Việt Nam]] sau thời kỳ giành lại độc lập năm [[938]] qua các triều [[Nhà Đinh|Đinh]], [[Nhà Tiền Lê|Tiền Lê]] chưa hình thành nên các Bộ (部) . Đến thời kỳ [[Nhà Lý]], năm [[1089]], [[Lý Nhân Tông]] bắt đầu đặt các bộ nhưng chưa đủ. Đời [[Nhà Trần|Trần]] chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ đặt dưới quyền điều khiển của tướng quốc. Đầu thời [[Nhà Lê sơ|Lê sơ]], đời vua [[Lê Thái Tổ]] chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Đến đời Lệ Đức hầu [[Lê Nghi Dân]], khoảng [[tháng 2]] (năm [[14591460]]), bàn việc đặt phủ huyện, lại đặt 6 bộ, 6 khoa và các quan ở phủ, huyện châu<ref>Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1993, trang 278</ref><ref>Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 429</ref>. Từ đây triều đình nước [[Đại Việt]] được tổ chức dựa theo hệ thống quan chế của các triều đại Trung Hoa mới chính thức đặt đầy đủ Lục bộ, Lục khoa, vì vậy Công bộ ra đời từ đây. Thời [[Lê Thánh Tông]] vẫn giữ nguyên và đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của [[hoàng đế]]. Đến giữa thời Lê Trung Hưng, các chúa Trịnh nắm hết quyền hành, lập ra lục phiên (Lễ phiên, Lại phiên, Công phiên, Hộ phiên,..) nằm trong phủ chúa, tồn tại song song với lục bộ. Lúc này lục bộ chỉ còn là hình thức, mọi việc do Lục phiên đảm trách. Đến thời Nguyễn lục bộ lại đặt trực tiếp dưới quyền nhà vua.
 
Dưới thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]], biên chế Công bộ gồm: 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại, 4 Chủ sự, 4 Tư vụ, 8 chánh bát phẩm Thư lại.