Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vasili III của Nga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “Vasili III Ivanovich (tiếng Nga: Василий III Иванович, còn gọi là Basil; 25/3/1479 – 3/12/1533, Moskwa) là Đại công Nga từ năm 1505…”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Vasili III Ivanovich''' (tiếng Nga: Василий III Иванович, còn gọi là Basil; 25/3/1479 – 3/12/1533, Moskwa) là Đại công Nga từ năm 1505 đến năm 1533. Ông là con trai của Ivan III Vasiliyevich với Sophia Paleologue và được làm lễ rửa tội với tên thánh Gavriil (Гавриил). Ivan có 3 người em trai: Yuri, sinh năm 1480, Simeon, sinh năm 1487 và Andrei, sinh năm 1490, cùng ba chị gái: Elena (sinh và mất năm 1474), Feodosiya (sinh và mất năm 1475) và Elena (sinh năm 1476) và 2 em gái là Feodosiya (sinh năm 1485) và Eudoxia (sinh năm 1492).[1]
 
== Chính sách của Nga thời Vasili III ==
 
=== Đối nội ===
Lên ngôi sau khi cha là [[Ivan III của Nga]] băng hà, Vasili III có những hoạt động để củng cố quyền lực ở trong nước. Ông được hưởng sự hỗ trợ của Giáo hội trong cuộc đấu tranh của mình chống phe đối lập phong kiến. Năm 1521, Tổng giám mục Moskwa là Varlaam (1511 - 1521) bị Vasili III trục xuất<ref>Lấy lý do Tổng giám mục ngăn cản việc Vasili III tái hôn với người vợ kế sau khi ông ly hôn với người vợ trước; ông này cũng từ chối không chịu giúp Đại công chống phe đối lập phong kiến, Vasili III trục xuất ngay Tổng giám mục Varlaam tại tu viện Kyrilo-Beloozersky vào tháng 12/1521, cử Daniel lên thay. Varlaam bị đưa đến tu viện Spaso-Kamenyi ở Vologda, nơi ông qua đời vào năm 1522. Xem trong:  Isabel de Madariaga, ''Ivan the Terrible'' (New Haven: Yale University Press, 2006), 29; Janet Martin, ''Medieval Russia 980-1584''(Cambridge: Cambridge University Press, 1995), 262-264.</ref> khỏi ngai Tổng giám mục vì ông này từ chối tham gia cuộc chiến của Vasili chống lại hoàng thân Vasili Ivanovich Shemyachich<ref>Ông này nguyên là Công tước Novgorod-Seversky từ cuối thế kỷ XV, cha là Ivan Dmitrievich - nguyên là công tước của vùng đất Novgorod-Seversky đã được vua Ba Lan Kazimir IV cấp cho vào năm 1454. Vasili Ivanovich kế thừa đất này sau khi cha qua đời. Khi Đại công Ivan III tuyên bố sát nhập đất Novgorod-Seversky vào Nga năm 1500, lấy luôn đất công tước Putyvl. Vasili Ivanovich thù hận Đại công, nhưng ông ta tham gia chiến tranh chống lại Ba Lan-Lithuania đôi khi cho Đại đoàn kiểm soát của Moscow. Điều này làm nhiều hoàng thân Moskwa thù ghét. Năm 1523, Vasili Ivanovich Shemyachich bị buộc tội phản quốc và bị bắt giam. Năm 1529, ông chết trong tù. (https://en.wikipedia.org/wiki/Vasili_Ivanovich_Shemyachich)</ref>. Các hoàng thân khác là Vasili Shuisky và Ivan Vorotynsky vì ủng hộ Shemyachich cũng bị Đại công đưa đi lưu đày. Nhà ngoại giao và chính khách Ivan Bersen-Beklemishev đã bị xử tử<ref>Donald W. Treadgold (1973). ''The West in Russia and China: Russia, 1472-1917''. CUP Archive. p. 16. <nowiki>ISBN 978-0-521-09725-3</nowiki>.</ref> năm 1525 vì chỉ trích chính sách của Vasili. Maximus người Hy Lạp (nhà báo), Vassian Patrikeyev (chính khách) và những người khác bị kết án cùng một lý do trong năm 1525 và 1531. Trong triều đại của Vasili III, quyền sở hữu đất đai của tầng lớp quý tộc tăng lên, trong khi các nhà chức trách đã tích cực cố gắng hạn chế các đặc quyền của tầng lớp quý tộc.
 
=== Đối ngoại ===
Vasili III tiếp tục các chính sách của cha mình và phần lớn thời ông trị vì là củng cố những thành quả mà cha ông đạt được. Dưới thời Vasili III, các vùng đất là cộng hòa Pskov (1510)<ref>D. S. Mirsky. ''A History of Russian Literature''. Northwestern University Press, 1999. <nowiki>ISBN 0-8101-1679-0</nowiki>. p. 23. Theo tài liệu này thì Vasili thu phục Pskov rất nhẹ nhàng: lợi dụng quân Pskov mệt mỏi do phải tham gia chiến tranh Livonia năm 1501 và đang bị quân Livonia bao vây, năm 1510, Đại công tuyên bố xóa bỏ quyền tự trị của Cộng hòa Pskov, trục xuất 300 gia đình người Pskovian giàu có ra khỏi thành phố. </ref>, Volokolamsk (1513), Ryazan (1521) và Novgorod-Seversky (1522) được sát nhập vào Nga.