Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia đình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zasawa (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của Zasawa (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
Dòng 3:
[[Hình:Family Portrait.jpg|nhỏ|Một gia đình gồm cha, mẹ và ba con]]
 
{{1000 bài cơ bản}}'''Gia đình''' là [[một cộng đồng]] người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ [[cảm xúc|tình cảm]], quan hệ [[hôn nhân]], quan hệ huyết thống,<ref>Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 10 của Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục, năm 1995</ref> quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ [[giáo dục]]. Gia đình có [[lịch sử]] từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến [[xã hội]].
== Khái niệm Gia đình ==
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với [[khái niệm]] gia đình, một số nhà nghiên cứu [[xã hội học]] đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của [[động vật]], gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, [[thuật ngữ]] gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người.
 
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố [[sinh học]], tâm lý, [[văn hóa]], [[kinh tế]],... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.
 
Đối với [[xã hội học]], gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. ''Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người''.<ref name="PN">{{Chú thích báo