Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Francois TÔN THẤT PHÚ SĨ (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
Zasawa (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{1000 bài cơ bản}}
{{Bài cùng tên|Thơ (định hướng)}}
'''Thơ''' là một hình thức [[nghệ thuật]] dùng từ, dùng chữ trong [[ngôn ngữ]] làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức [[logic|lôgíc]] nhất định tạo nên [[hình ảnh]] hay gợi cảm [[Âm nhạc|âm thanh]] có tính [[Mỹ thuật|thẩm mỹ]] cho người đọc, người nghe. Từ ''thơ'' thường được đi kèm với từ ''câu'' để chỉ một ''câu thơ'', hay với từ ''bài'' để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều [[hình ảnh]], có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc [[ngữ pháp]]. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.
 
Thơ có một lịch sử lâu dài. Định nghĩa sớm nhất ở [[châu Âu]] về thơ có thể bắt đầu từ nhà triết học người [[Hy Lạp|Hy-Lạp]] [[Aristoteles|Aristotle]] (384-322) trước Công nguyên. Ở [[Việt Nam]], thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra. Những câu có vần điệu, dễ nhớ như ''Sấm bên đông, động bên tây'' vốn là những kinh nghiệm được đúc kết thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy. Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ''ca dao'', ''câu vè'', chúng trở thành một hình thức văn nghệ, giải trí.
 
Thông qua giao lưu giữa các nền [[văn hóa]], các thể loại thơ được tăng dần. Từ những cấu trúc đơn giản đến những cấu trúc phức tạp. Những xu hướng gần đây cho thấy, cấu trúc không còn là một yếu tố quan trọng trong thơ. Trong các thể loại thơ ở Việt Nam ta có thể kể đến vài loại như ''lục bát'', ''song thất lục bát'', các thể loại [[đường luật|thơ Đường luật]] như ''thất ngôn bát cú'', ''thất ngôn tứ tuyệt'', ''ngũ ngôn bát cú'' rồi đến các loại ''thơ mới'' và ''thơ tự do''. Ngoại trừ ''thơ tự do'', một hình thức hầu như không có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ khác hầu như đều có một cấu trúc nhất định. Chặt chẽ nhất có thể là các loại [[thơ Đường]], trong đó cấu trúc về nội dung, luật về số chữ trong câu, số câu trong bài, về cách gieo vần quyết định thể loại của bài thơ. Sự khắt khe trong cấu trúc làm cho thơ Đường trở nên gần như một hình loại văn học chỉ dành riêng cho các tầng lớp trung lưu trở lên, là những người có giáo dục đường hoàng. Chính vì sự khắt khe này, thơ Đường hiện nay dần dần bị phai nhạt và hầu như không còn ai để ý đến nữa.
 
Hiện nay, thơ trở thành một hình thức nghệ thuật hầu như ai cũng biết đến. Không ai đã từng thông qua một quá trình giáo dục mà không biết một vài câu thơ. Thơ còn trở nên một hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ.
Dòng 162:
|-
|rowspan="2"|Trắc||phù thương thanh<br />trầm thương thanh<br />phù khứ thanh<br />trầm khứ thanh||ngã (~)<br />hỏi (?)<br />sắc (')<br />nặng (.)
|
|-
||phù nhập thanh<br />trầm nhập thanh||sắc (')<br />nặng (.)||riêng cho các tiếng<br />đằng sau có phụ âm<br />t, c, p và ch